Theo những thông tin mới đây được chia sẻ lên mạng xã hội cho biết đã có 3.000 chiếc bánh chưng gửi đi cứu trợ miền trung. tuy nhiên, bánh chưa tới được tới tay người dân đã bị hỏng, khiên cho nhiều người hoang mang, gây xôn xao dư luận.
Bài viết được đăng tải và chia sẻ trên mạng xã hội.Một tài xế thực hiện vận chuyển hàng cứu trợ miền trung đã chia sẻ trên mạng xã hội: "em khuyên các đoàn từ thiện không nên làm bánh chưng ạ. vì bây giờ bánh gói xong chưa có xe vào ngay phải chờ 1 ngày xe mới có. thời gian xếp hàng cũng mất 1 ngày. nếu từ bắc hoặc các vùng núi phía bắc vào đến quảng trị hoặc huế cũng phải gần 2 ngày mới đến. vào đến nơi liệu đã đến tay bà con luôn chưa hay vẫn phải thời gian xuống hàng. với cả chờ cano hoặc bộ đội trong đó nhận hàng đi phát. tôi hỏi các bạn là bánh chưng hạn sử dụng sẽ là bao lâu, chưa tính hàng chất trong xe, bánh nóng thì thời gian sử dụng càng ngắn lại".
Người này cũng đưa ra lời khuyên, các đoàn thiện nguyện làm bánh gửi đi miền trung không nên đóng vào thùng giấy vì cả thùng giấy và trong thùng xe tải nhiệt độ cao, bánh dễ bị hư. thay vào đó nên hút chân không trước khi đóng gói và để trong sọt thoáng để tránh hư hỏng.
Trước thông tin 3.000 chiếc bánh chưa tới tay người dân đã bị hỏng. Rất nhiều người đã tỏ ra tiếc nuối về số bánh hỏng trên. Mọi người đã thay nhau vào bình luận, đóng góp ý kiến về cách bảo quản bánh sao cho tốt nhất.
PGS. TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng các cá nhân, tổ chức nên có kế hoạch phân phối làm sao bánh có thể tới với người dân nhanh nhất, tránh để lâu, công bà con làm, gửi gắm bao nghĩa tình trong đó để mốc thì rất lãng phí.
“Hiện, có công nghệ để nguội, đóng gói, hút chân không mà vận chuyển nhanh, đảm bảo thì bánh chưng có thể để được hơn chục ngày”, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm cho biết.
Người dân chung tay gói bánh tiếp tế cho miền Trung.Anh Nguyễn Văn An, một hộ chuyên gói bánh chưng bán buôn tại khu vực Ba Đình cũng chia sẻ kinh nghiệm quá trình vận chuyển bánh chưng đảm bảo an toàn.
Theo anh An, vì bánh chưng có thịt, đậu, hạt tiêu, hành… nên cũng rất dễ bị mốc nhất là khi bánh không được để nơi thoáng khí, bị hấp hơi hoặc nhiệt độ ngoài trời quá cao.
Do đó, để bánh được an toàn đến tay người dân nơi vùng lũ thì sau khi luộc xong, vớt bánh chưng ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ.
Sau khi hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được làm nguội trước khi ép chân không hoặc vận chuyển đi (thông thường 6- 7h). Trước khi gửi đi cho đồng bào, mọi người phải để bánh nguội mới đóng sọt nhựa, sọt tre thoáng khí gửi đi.
Sau cùng, cũng có ý kiến cho rằng thay vì tiếp tế bánh chưng, các đoàn từ thiện có thể hỗ trợ người miền trung bằng các nhu yếu phẩm khác như đèn pin, bình sạc dự phòng, quần áo, sách vở, chăn màn, nước uống, sữa...
Dựa vào tình hình thực tế, thiết nghĩ các đoàn từ thiện nên cân nhắc các đồ dùng thiết yếu để cứu trợ đồng bào miền trung mà không bị hỏng, lãng phí như những chuyến hàng cứu trợ bánh chưng nêu trên.