Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đã có Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do nCoV

Ngày 16/1/2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 125/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV).

Theo bộ y tế, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút corona mới (ncov) áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước và tư nhân trên cả nước.

Hướng dẫn chỉ rõ, vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút lớn gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến bệnh nặng, đe doạ tính mạng người bệnh như Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 và Hội chứng Hô hấp Trung đông (MERS-CoV) năm 2012.

Tuy nhiên, từ tháng 12/2019 một chủng vi rút corona mới (ncov) gây viêm phổi tại tỉnh vũ hán, trung quốc đã được xác định và có nguy cơ lan rộng.

Người nhiễm ncov có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và Tu vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Hiện chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

Ca bệnh xác định nhiễm bệnh khi có biểu hiện lâm sàng và đã được khẳng định bằng xét nghiệm Real time RT-PCR dương tính với nCoV.

Về nguyên tắc điều trị bệnh, các ca bệnh nghi ngờ hoặc có thể đều phải được khám ở khu riêng tại bv, được lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh. ca bệnh cần nhập viện theo dõi và cách ly hoàn toàn.

Hiện nay chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu, vì vậy chủ yếu điều trị triệu chứng, phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác (nếu có).

Phòng lây nhiễm vi rút corona mới

Các biện pháp phòng lây nhiễm vi rút corona mới được bộ y tế khuyến cáo với cộng đồng là đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế khám bệnh ngay khi có triệu chứng hô hấp. vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn, đặc biệt sau khi hắt hơi, ho hoặc chùi mũi. che mũi, miệng khi có hắt hơi và ho, vứt các khăn giấy lau mũi miệng vào thùng rác riêng có nắp đậy

Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ. Không hút Thu*c lá.

Vệ sinh môi trường, duy trì thông khí nơi ở hoặc nơi làm việc tốt. Tránh tiếp xúc và tụ tập ở nơi đông người, nơi không thoáng khí. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp các vật nuôi, động vật hoang dã. Tiêm phòng vắc xin đầy đủ.

Phòng ngừa lây nhiễm trong bv bằng cách thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc người bệnh và các người bệnh khác tại các cơ sở điều trị người bệnh theo hường dẫn của bộ y tế.

Tổ chức khu vực cách ly:

- khu vực nguy cơ cao: nơi điều trị và chăm sóc người bệnh nghi ngờ hoặc chắc chắn nhiễm vi rút corona mới. khu vực này phải có bằng màu đỏ ghi “khu vực cách ly đặc biệt” và hướng dẫn chi tiết treo ở lối vào, có người trực gác.

- khu vực có nguy cơ: nơi có nhiều khả năng có người bệnh nhiễm vi rút corona mới đến khám và điều trị ban đầu (như khoa hô hấp, cấp cứu, khám bệnh...). khu vực này phải có bảng hướng dẫn chi tiết treo ở lối ra vào và có ký hiệu màu vàng.

- người bệnh cần được cách ly, điều trị tại cơ sở y tế, hạn chế tối đa biến chứng, Tu vong. thời gian cách ly đến khi hết các triệu chứng lâm sàng.

- Người bệnh không khó thở cần sử dụng khẩu trang y tế đúng cách khi tiếp xúc với người khác để hạn chế lây truyền bệnh.

Phòng ngừa cho người bệnh và khách đến thăm:

- Cách ly ngay những người nghi ngờ mắc bệnh, không xếp chung người đã được khắng định mắc vi rút corona với người thuộc diện nghi ngờ. Tất cả đều phải đeo khấu trang. Việc chụp X-quang, làm các xét nghiệm, khám chuyên khoa... nên được tiến hành tại giường, nếu di chuyển bệnh nhân, phải có đầy đủ các phương tiện phòng hộ. Người bệnh khạc nhổ vào khăn giấy mềm dùng một lần và cho ngay vào thùng rác y tế.

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các Thu*c sát khuẩn đường mũi họng như: súc miệng bằng nước sát khuẩn và các dung dịch sát khuẩn mũi họng khác.

- Hạn chế đến nơi tụ họp đông người đề phòng lây bệnh cho người khác.

- Trong thời gian có dịch, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh và những người khác, cấm người nhà và khách đến thăm khu cách ly.

- lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. nếu có xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở... cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

- Bảo đảm thông khí tốt cho các buồng bệnh.

Phòng ngừa cho nhân viên y tế:

- Dùng khẩu trang ngoại khoa, kính bảo hộ, mặt nạ che mặt, áo choàng giấy dùng một lần, găng tay, mũ, bao giầy hoặc ủng. Khi làm thủ thuật hoặc chăm sóc trực tiếp người bệnh nên sử dụng khẩu trang N95. Bệnh phẩm xét nghiệm phải được đặt trong túi nylon hoặc hộp vận chuyển. Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuấn sau khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp, dụng cụ bẩn, chăm sóc người bệnh, sau khi tháo găng tay, khẩu trang và trước khi rời buồng bệnh, khu vực cách ly. Những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnhở khu vực cách ly đặc biệt phải tắm, thay quần áo trước khi ra khỏi bệnh viện.

- bệnh viện cần lập danh sách nhân viên y tế làm việc tại khoa có người bệnh nhiễm vi rút corona mới. họ sẽ tự theo dõi nhiệt độ hằng ngày, nếu có dấu hiệu nghi mắc vi rút corona mới sẽ được khám, làm các xét nghiệm và theo dõi....

Hướng dẫn cũng nêu rõ, hạn chế vận chuyển người bệnh, trừ những trưòng hợp nặng, vượt quá khả năng điều trị của cơ sở. nhân viên vận chuyển phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ. làm sạch và khử khuẩn xe cứu thương sau mỗi lần vận chuyến.
người bệnh Tu vong phải được khâm liệm tại chỗ, phải khử khuẩn bằng các hóa chất chloramin b, formalin. chuyển tử thi đến nơi chôn cất hay hỏa táng bằng xe chuyên dụng. tử thi phải được hỏa táng hoặc chôn cất trong vòng 24 giờ, tốt nhất là hỏa táng.

Theo SK&ĐS

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/da-co-huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-benh-viem-phoi-cap-do-ncov-164171.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY