Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đã có kết quả xét nghiệm COVID-19 của chồng, con bệnh nhân 188 tái dương tính ở Hà Nội

MangYTe - Ngoài chồng, con gái 18 tuổi, người tiếp xúc gần bệnh nhân 188 còn có lái xe của Công ty Trường Sinh chở chị này từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam về nhà ở Chương Mỹ, Hà Nội.

Theo thông tin mới nhất từ Sở Y tế Hà Nội tối 19/4, 3 người tiếp xúc gần với bệnh nhân 188 đã âm tính, tiếp tục được cách ly y tế. Họ là chồng, con gái 18 tuổi và người lái xe của Công ty Trường Sinh chở bệnh nhân từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam về nhà.

Bệnh nhân 188 là người phụ nữ 44 tuổi làm ở công ty Trường Sinh (đơn vị cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai). Người này đã dương tính lại với SARS-CoV-2 sau khi được công bố khỏi bệnh 2 ngày.

Ảnh minh hoạ

"Điều này hoàn toàn có thể xảy ra" - PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (Bộ Y tế) - nhận định về trường hợp này. "Tuy nhiên, không phải là số nhiều", ông nói tiếp.

Trước đó, ngày 16/4, sau 2 lần liên tiếp âm tính SARS-CoV-2 và toàn trạng ổn định, bệnh nhân 188 được công bố khỏi bệnh.

Sáng 17/4, tức là một ngày sau khi ra viện về nhà tiếp tục cách ly, bệnh nhân 188 có biểu hiện ho khan từng cơn, hơi tức ngực, không chảy nước mũi. Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ lấy mẫu gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội xét nghiệm. Ngày 18/4, CDC Hà Nội thông báo bệnh nhân H đã dương tính trở lại với SARS-CoV-2.

Chuyên gia hàng đầu về y tế dự phòng của Việt Nam nhận định, theo quy định, sau khi công bố khỏi bệnh, các bệnh nhân sẽ tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày. Như trường hợp bệnh nhân 188, được phát hiện dương tính trong thời gian đang cách ly tại nhà, sau đó ngay lập tức được đưa vào cách ly tại cơ sở y tế.

"Nguy cơ lây lan trong cộng đồng là không nhiều" - ông Phu nhận định.

TS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng TP HCM đánh giá sự công khai, minh bạch của lãnh đạo y tế từ địa phương đến Trung ương khi thông tin rõ ràng, cụ thể về tình trạng tái dương tính ở bệnh nhân người Anh (bệnh nhân 22) hay bệnh nhân 188 ở Hà Nội.

T.Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/da-co-ket-qua-xet-nghiem-covid-19-cua-chong-con-benh-nhan-188-tai-duong-tinh-o-ha-noi-20200419195619863.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY