Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Đái nhiều ngoài bệnh đái tháo đường

Thông thường nếu tiểu nhiều người ta hay xem có đái tháo đường không; ngoài đái tháo đường thì còn gặp lý do khác phải không?
(Nguyễn Thành An - Bà Rịa)

Tổn thương tại thận hay rối loạn ngoài thận đều có khả năng gây ra tình trạng bài tiết nước tiểu quá mức bình thường hay đa niệu. Có hai lý do tại thận thường gặp gây ra đa niệu đó là tình trạng xơ thận và tế bào ống thận giảm nhạy cảm với hoóc-môn ADH.

Xơ thận đa số gặp ở người lớn tuổi (hiện tượng lão hóa) hoặc ở bệnh nhân viêm kẽ thận, bể thận mãn tính. Ngoài thận thì có hai nhóm nguyên nhân gây đa niệu: đa niệu thẩm thấu và bệnh đái tháo nhạt. Đa niệu thẩm thấu gặp ở đái tháo đường">bệnh đái tháo đường, truyền dịch manitol, Thu*c lợi tiểu…

Ngoài đái tháo đường gây đái nhiều thì một số tình trạng khác cũng có thể xảy ra như đái tháo nhạt hoặc do tâm thần.

Đái tháo nhạt là bệnh gây nên do giảm sản xuất ADH của tuyến yên làm giảm tái hấp thu nước ở ống thận dẫn đến bài tiết lượng lớn nước tiểu (nước tiểu có tỉ trọng thấp). Bất kỳ lý do gì gây tổn thương đến thùy trước tuyến yên đều là nguyên nhân gây bệnh đái tháo nhạt. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào, nhưng gần 1/3 gặp ở tuổi thiếu niên, nam nhiều hơn nữ. Người bệnh tiểu nhiều từ 3 - 8 lít nước tiểu một ngày (nhiều trường hợp đến 30 lít), buộc bệnh nhân uống một lượng nước tương đương. Những bệnh nhân này uống nhiều và khát suốt ngày đêm. Da bệnh nhân khô và không tiết mồ hôi, người gầy, ăn kém do mệt mỏi…

Đái tháo nhạt do thận là một bệnh bẩm sinh do tế bào thận không nhạy cảm với ADH (dù nồng độ hoóc-môn này bình thường). Hầu hết bệnh gặp ở trẻ em (thường là nam), do thiếu bẩm sinh men hyaluronidase nên tế bào ống thận không phản ứng với ADH, đây là bệnh di truyền gen lặn, mẹ truyền cho con trai. Để phân biệt với đái tháo nhạt nêu trên, người ta tiêm ADH cho bệnh nhân (nếu không có tác dụng giảm số lượng nước tiểu là đái tháo nhạt do thận).

Ngoài ra còn gặp tình trạng uống nhiều do tâm thần, do rối loạn thần kinh chức năng, gặp ở nữ nhiều hơn, uống nhiều, tiểu nhiều từng đợt không thường xuyên. Do bệnh nhân uống nhiều nên dẫn đến tiểu nhiều, nếu bị rối loạn này lâu ngày sẽ gây khó phân biệt với đái tháo nhạt.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dai-nhieu-ngoai-benh-dai-thao-duong-n139465.html)

Chủ đề liên quan:

đái tháo đường tiểu nhiều

Tin cùng nội dung

  • Đái tháo đường ngày nay đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối, vượt qua hai đối thủ là tăng huyết áp và bệnh cầu thận.
  • Mỗi ngày em uống gần 2 lít nước, cứ cách mỗi tiếng hoặc hơn tiếng em lại đi vệ sinh 1 lần, đêm thì 1 lần, có khi không đi. Có phải em bị thận yếu không, Mangyte?
  • Thưa bác sĩ, em năm nay 24 tuổi. 3 tháng nay em cứ đi tiểu thường xuyên 30 phút một lần.
  • Được gọi là tiểu nhiều (đa niệu) khi thể tích nước tiểu trên 3 lít trong 24 giờ ở người lớn hoặc trên 2 lít/1m2 da ở trẻ em.
  • Cháu hay đi tiểu nhiều lần trong một ngày, lúc ngủ cháu cũng thường dậy đi tiểu. Xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì vậy?
  • Có trường hợp do thói quen ngay sau khi đi tiểu lại uống nước và như vậy sẽ đi tiểu lại trong thời gian ngắn
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY