Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Đau bụng kinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà chị em không nên thờ ơ

Đau bụng kinh là biểu hiện bình thường của chị em ở mỗi chu kỳ do cổ tử cung và tử cung phải co bóp mạnh để dồn máu kinh ra ngoài. Nhưng nếu cơn đau bụng kéo dài dai dẳng, đau quằn quại, đau dữ dội và kéo dài thì có thể đó là dấu hiệu bệnh lý ở V*ng k*n phụ nữ mà chị em không nên chủ quan bỏ qua.

Đau bụng kinh nhiều nhất thường xảy ra trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt là ngày lượng kinh mất nhiều nhất. Cơn đau thường xuất hiện ở hạ vị lan lên xương ức hoặc lan xuống đùi và lan ra hai hông sườn.

Đau bụng kinh khiến chị em mệt mỏi, quằn quại

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Chứng lạc nội mạc tử cung

Lớp nội mạc tử cung là lớp mô trong tử cung. Tới chu kỳ, lớp mô này sẽ bong ra và được đẩy ra ngoài. Nhưng do rối loạn trong tử cung mà lớp mô này không những không được đẩy ra ngoài mà còn lạc sang các bộ phận khác (buồng trứng, bàng quang…) và phát triển ở đó.

Chứng lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chị em phải chịu những cơn dữ dội, ra nhiều máu hơn bình thường thậm chí có chị em có hiện tượng chóng mặt, cơ thể rệu rạo, chân tay run rẩy và thấy thân nhiệt thấp hơn bình thường.

Hẹp cổ tử cung

Đau bụng kinh rất có thể là do chị em bị hẹp cổ tử cung khiến cho tình trạng bế kinh hay không có kinh. Người mắc chứng hẹp cổ tử cung dễ rơi vào tình trạng chậm kinh hoặc khó thụ thai vì tinh trùng không có “đường” để di chuyển đến vòi trứng, là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở phụ nữ. Do đó, bất cứ dấu hiệu khác thường nào của cơ thể trong đó có khi tới tháng là hiện tượng chị em không nên xem nhẹ.

Bệnh viêm vòi trứng

Ngoài ra, cũng có thể là dấu hiệu chị em bị viêm vòi trứng hay còn được biết với tên gọi: u nang buồng trứng. Đây là một loại u lành tính nhưng khi kéo dài tình trạng này sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, cản trở cho quá trình rụng trứng, trứng không di chuyển được tới vòi trứng. Gây nên tình trạng kéo dài nhiều ngày cho chị em.

U xơ tử cung

Đau bụng kinh dữ dội cũng có thể do u xơ tử cung. Tình trạng u xơ tử cung thường ít có khả năng chuyển sang ung thư nhưng nếu để lâu, nhất là với phụ nữ trong thời kỳ sinh sản sẽ gây nhiều cản trở cho sinh hoạt và cuộc sống: chứng táo bón kéo dài, đi đại tiện có máu tươi; chị em có thể thấy dữ dội không dứt mỗi khi tới chu kỳ kinh nguyệt thậm chí là tình trạng suy thận cấp. Với bệnh u xơ tử cung nếu để lâu không được xử lý dứt điểm gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe và các biến chứng nguy hại khác. Vì vậy, chỉ với một biểu hiện nhỏ của cơ thể chị em cũng không nên thờ ơ.

Đau bụng kinh theo quan điểm y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, trong kỳ dữ dội xuất phát từ việc khí huyết, âm dương trong cơ thể không được điều hòa dẫn đến huyết kinh ứ trệ gây nên bệnh. Cụ thể như sau:

Do thể khí trệ, huyết ứ: thực chất tâm lý bất an, không thư thái dẫn đến can khí uất trệ làm huyết ứ, gây đau, hoặc do hàn khí kết ở bào cung làm huyết không vận hành dẫn đến đau.

Do thể khí huyết hư: cơ thể suy yếu, khí huyết hư dẫn đến mạch xung – nhâm bị rối loạn gây đau.

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà triệu chứng của bệnh cũng phong phú:

- Đau bụng kinh do huyết hư: Đông y cho rằng biểu hiện của người bệnh thường sau hành kinh liên miên, lượng hành kinh ít, màu nhợt nhạt, sắc mặt trắng, úa vàng, môi nhợt nhạt, người gầy, chóng mặt, hoa mắt, luôn hồi hộp, lo lắng, ít ngủ, đại tiện táo bón, lưỡi không rêu, mạch trầm hư tế.

- Khi mắc thống kinh do thể khí trệ, huyết ứ: Bệnh nhân trước và trong khi hành kinh, lượng kinh ít kèm theo tức ngực, trướng bụng, lưỡi có rêu trắng, mạch dài.

- Đau bụng do thể hư hàn: Sau khi hành kinh liên miên, tay chân lạnh, lưng mỏi, lưỡi rêu trắng, mạch trầm bì.

- Đau bụng do huyết nhiệt: Đau bụng trước lúc hành kinh, kinh trước kì, lượng máu nhiều màu sắc đỏ hồng, mặt đỏ, miệng khô, mạch huyền sác.

Xử lý đau bụng kinh như thế nào để hiệu quả lâu dài

Hiện tại thì hướng xử lý của y học hiện đại là dùng Thu*c giúp giảm sự sản sinh prostaglandin trong niêm mạc tử cung. Đơn Thu*c có hai loại quen thuộc đó là Thu*c chống viêm không steroid (NSAID) và Thu*c Tr*nh th*i nội tiết tố (Thu*c Tr*nh th*i hằng ngày).

Thu*c giảm đau NSAID có tác dụng giảm lượng prostaglandin, từ đó giảm co bóp và giảm đau. Tuy nhiên, bạn cần rất thận trọng khi lựa chọn sử dụng loại Thu*c này bởi nó có thể gây viêm loét dạ dày, chóng mặt, buồn nôn… Hãy nhớ, không sử dụng NSAID khi đang đói.

Thu*c Tr*nh th*i nội tiết tố cũng giúp giảm prostaglandin, giảm co bóp từ đó giảm kinh. Loại này bị tác dụng phụ là gây rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, mất kinh, loãng xương…

Ngoài 2 loại Thu*c trên, một số người sử dụng Thu*c làm giãn cơ để cải thiện tình trạng nhưng nhược điểm của Thu*c là có thể gây phát ban, nổi mề đay, phù, nôn ói…

Cải thiện chứng đau bụng kinh từ thảo dược an toàn và hiệu quả dài lâu

Trong xử lý bệnh lý về kinh nguyệt, Y học cổ truyền sẽ phối hợp những vị dược liệu nhằm giúp kiện toàn tỳ vị, trấn định tinh thần và tăng cường lưu thông khí huyết. Khi khí thông huyết hành, chứng năng tỳ vị được hồi phục, trấn định được tinh thần (không lo lắng, căng thẳng, stress quá mức) thì chứng sẽ không còn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dau-bung-kinh-tiem-an-nhieu-nguy-co-ma-chi-em-khong-nen-tho-o-n163285.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm ruột thừa là một cấp cứu thường gặp nhất trong các bệnh cấp cứu về ngoại khoa. Bệnh có khi đơn giản, nhưng có khi cũng vô cùng phức tạp.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Mangyte ơi, em chưa ăn sáng đang đau bụng xót ruột, nhưng khi ăn vào em thấy chóng mặt rồi nôn ói mà không ói được. 1 tiếng sau thì bị đau bụng quằn quại...
  • Trong lúc ăn và sau ăn tầm 5 phút thì cháu thấy khá là đau bụng, đau ở phía trên của bụng. Mangyte ơi, cháu bị làm sao vậy ạ?
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến và ảnh hưởng thường xuyên nhất đến người phụ nữ khi trải qua thời kỳ mãn kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY