Cây thuốc quanh ta hôm nay

Đậu gạo, cây thực phẩm trị đau bụng

Đậu gạo là cây thức ăn giàu protein cho người, cho gia súc, đồng thời là một cây phân xanh phủ đất, tốt đối với các đồi núi, Cây, lá non và quả non cũng được dùng làm rau ăn

Đậu gạo, Đậu nho nhe, Đậu nâu, Đâu Cao Bằng - Vigna umbellata (Thunb) Ohwi et Ohashi (Phaseolus calcaratus Roxb.), thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây thảo mọc đứng, gần đứng cao 30 - 75cm, hoặc dây leo hàng năm, có thân quấn, 2 - 3m; nhánh to, có lông cứng. Lá có 3 lá chét màu lục vàng; lá kèm hình ngọn giáo; cuống lá dài 5 - 10cm; lá chét hình trái xoan rộng hay trái xoan ngọn giáo, dài 5 - 10cm, rộng 2,5 - 6cm, dạng màng, gần nhẵn, thýờng nguyên, có khi chia ba thuỳ. Chùm hoa dạng bông ở nách lá, 8 - 20cm, mảnh, mang nhiều hoa ở ngọn. Hoa vàng. Quả dài hình dải cong, mọc đứng, dài 6 - 8cm, rộng 0,5cm, nhẵn; hạt 7 - 10, hình trụ, dài 8 - 12 mm, màu mận nâu.

Hoa quả tháng 5 đến tháng 8.

Bộ phận dùng

Hạt - Semen Vignae Umbellatae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố khá rộng từ Ân Độ, tới Philippin, qua Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Dương.

Ở nước ta, Đậu gạo thường được trồng nhiều trên các nương ngô (miền núi Cao Bằng), trên đất đồi núi thổ canh, trồng xen canh gối vụ với ngô nương. Có khi cũng được trồng cho leo lên hàng rào quanh nhà, từ vùng đồng bằng tới vùng cao 1500m. Cây mọc nhanh, tái sinh khoẻ, có khả năng chịu khô hạn.

Thành phần hoá học

Hạt đậu gạo khô chứa nước 13,3%, protid 20,9%, lipid 0,9%, glucid 64,9%, xơ 4,8%, tro 4,2%, 100g cung cấp năng lượng là 1373KJ. Đậu gạo còn chứa nhiều Ca, Fe, P và các loại vitamin của nhóm B như thiamin, niacin, riboflavin.

Tính vị, tác dụng

Cũng như Đậu đỏ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Đậu gạo là cây thức ăn giàu protein cho người, cho gia súc, đồng thời là một cây phân xanh phủ đất, tốt đối với các đồi núi. Cây, lá non và quả non cũng được dùng làm rau ăn. Hạt Đậu gạo có giá trị dinh dưỡng cao, dùng làm nhân bánh, nấu chè, thổi xôi, hầm thịt, nấu canh...

Để làm Thu*c, người ta cũng dùng nó như Đậu đỏ.

Ở Ân Độ, lá cùng với bột gạo dùng làm Thu*c đắp vào bụng để trị đau dạ dày.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/dau-gao-cay-thuc-pham-tri-dau-bung/)

Tin cùng nội dung

  • Anh H.M.T. 33 tuổi ở Đắc Lắc đi khám bệnh ở BV Nguyễn Tri Phương vì bệnh kéo dài một năm với triệu chứng ăn không tiêu, buồn nôn, nôn ói, ợ chua và táo bón.
  • Viêm ruột thừa là một cấp cứu thường gặp nhất trong các bệnh cấp cứu về ngoại khoa. Bệnh có khi đơn giản, nhưng có khi cũng vô cùng phức tạp.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Mangyte ơi, em chưa ăn sáng đang đau bụng xót ruột, nhưng khi ăn vào em thấy chóng mặt rồi nôn ói mà không ói được. 1 tiếng sau thì bị đau bụng quằn quại...
  • Trong lúc ăn và sau ăn tầm 5 phút thì cháu thấy khá là đau bụng, đau ở phía trên của bụng. Mangyte ơi, cháu bị làm sao vậy ạ?
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY