Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Đau thần kinh liên sườn và cách điều trị

Tôi hay bị đau vùng sườn ngực lan ra sau lưng. Lúc thì bên trái lúc thì bên phải, có khi đau vài ngày rồi tự khỏi.
Tôi đi khám chẩn đoán đau thần kinh liên sườn. Xin hỏi nguyên nhân và cách điều trị thế nào? Tôi xin cảm ơn.

Nguyễn Văn Tài (tainguyen@gmail.com)

Đau thần kinh liên sườn là bệnh lý thần kinh ngoại vi. Có nhiều nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn như: do thoái hóa cột sống; do lao cột sống hay ung thư cột sống; bệnh lý tổn thương tủy sống (củ rễ thần kinh, u ngoại tủy); do nhiễm khuẩn: hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do Zona. Do đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, có thể là do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm. Bệnh nhân đau tăng thường nhầm với bệnh lý của phổi. Da và các cơ quan vùng đau không có biểu hiện tổn thương.

Ngoài các nguyên nhân gây bệnh kể trên, đau dây thần kinh liên sườn còn do các bệnh bên trong (phổi, màng phổi, tim, gan) và một số nguyên nhân khác như đái tháo đường, nhiễm độc một số kim loại như chì, viêm đa dây thần kinh... Để biết chính xác, bạn nên sớm đi khám ở chuyên khoa nội thần kinh để tìm nguyên nhân.

Về điều trị: Các Thu*c thường dùng là nhóm giảm đau, tăng dẫn truyền thần kinh (Nerobion, Terneurin), vitamin nhóm B. Có thể sử dụng các Thu*c giãn cơ vân trong các trường hợp có co cơ kèm theo,... Đặc biệt chú ý khi sử dụng các nhóm Thu*c trên cần tuân thủ chế độ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia khi đang dùng Thu*c.

Ngoài ra, điều trị theo các phương pháp y học cổ truyền như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dùng Thu*c Đông y. Vật lý trị liệu như chiếu đèn hồng ngoại, điều trị bằng sóng siêu âm cũng rất có giá trị. Để phòng ngừa nên tránh thay đổi tư thế đột ngột, không chơi thể thao quá sức, có thể xoa bóp nhẹ nhàng chỗ đau cũng như các khớp trên cơ thể, tránh gió, tránh lạnh,...

BS. Đinh Thị Thanh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dau-than-kinh-lien-suon-va-cach-dieu-tri-n139061.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY