Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Đẩy lùi sỏi thận - ngăn chặn suy thận

Suy thận có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trong đó, sỏi thận là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến suy thận, thế nên việc đẩy lùi sỏi thận trước khi chúng phát triển thành suy thận là điều đặc biệt cần thiết.

Bệnh sỏi thận thường không gây ra triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm. nhiều người chỉ tình cờ phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ hay bệnh đã xuất hiện biến chứng. thế nên, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và đi khám ngay khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng thất thường nào để có cách điều trị ngăn ngừa ảnh hưởng xấu

Tại sao sỏi thận lại gây ra suy thận

Sỏi thận là tình trạng tích tụ, lắng đọng của các hợp chất như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho có trong nước tiểu; lâu ngày những cặn này kết tủa tạo thành sỏi. Thực tế những chất cặn này được tìm thấy nhiều ở trong nước tiểu, nhưng với nồng độ thấp và chúng thường dễ dàng thoát ra ngoài theo đường tiểu.

Nếu những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo đường nước tiểu mà không gây nên triệu chứng gì. Thì những viên lớn hơn vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, chúng bị mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản, bí tiểu.

Còn những viên sỏi có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn lại dễ làm tổn thương thận và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Người bệnh thường bị đau lưng, đái buốt, đái dắt, đái đục. Trường hợp sỏi xuất hiện ở cả hai bên thận kết hợp với đường tiểu bị viêm nhiễm nặng sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm và dẫn đến suy thận.

Chính vì thế việc trị sỏi thận ngay khi phát hiện nhằm hạn chế nguy cơ bệnh phát triển thành suy thận là điều cần thiết.

Ảnh hưởng của suy thận đến sức khỏe

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, trong đó bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây nên, chúng còn kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hoocmon do thận sinh ra.

Suy thận gây rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như:

- suy thận gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như: mệt mỏi, ăn kém ngon, chuột rút… do chất thải tích tụ trong máu. người bệnh còn bị ngứa ngáy, khó ngủ, chân tay bồn chồn, xương yếu, vấn đề về khớp và trầm cảm.

- Gây ra các bệnh cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, viêm loét dạ dày.

- Giảm sức khỏe sinh sản và T*nh d*c, gây vô sinh, giảm tuổi thọ.

- Đặc biệt, khi khả năng thanh lọc các chất của thận chỉ còn 5-10% thì lúc này thận của bạn đã bước vào giai đoạn cuối và cần phải chạy lọc thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Bệnh suy thận không chỉ trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, gây nguy hiểm đến tính mạng mà chúng còn khiến tinh thần người bệnh trở nên sa sút. bởi thế, việc ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến bệnh suy thận cần nên thực hiện.

Cách nào ngăn suy thận khi bị sỏi thận

Để trị sỏi thận đầu tiên bạn cần đi khám sức khỏe nhằm kiểm tra chính xác tình trạng bệnh hiện giờ của mình, sau đó chọn cách trị thích hợp.

Thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện và bỏ dần những thói quen xấu khiến sỏi hình thành không thể bỏ qua.

- Uống nước nhiều hơn: Mỗi ngày bạn nên uống từ 2-3 lít nước nhằm hạn chế sự kết tủa của các chất và đẩy một phần sỏi nhỏ ra ngoài.

- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều oxalat như: đậu nành, đậu phộng, trà đen, bia đen, socola, củ cải, táo, mận, hành tây….

- Ăn nhiều rau xanh: chất xơ trong rau xanh giúp tiêu hóa nhanh, ngăn ngừa sự ứ đọng các chất có trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ oxalat từ ruột hạn chế sỏi niệu quản hình thành.

Cách ngăn suy thận khi bị sỏi thận hiệu quả từ dược thảo Đông y nhờ:

- Dược thảo Đông y giúp giảm “kích thước” sỏi mật, sỏi thận, sỏi gan hiệu quả.

- các dược thảo giúp phá vỡ cấu trúc sỏi, ngăn ngừa sỏi hình thành và phát triển từ căn nguyên bệnh. đồng thời hạn chế tối đa các biến chứng do sỏi gây nên, ngăn chặn bệnh trước khi chúng phát triển xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Ngăn sỏi tái phát sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi.

- Cải thiện chức năng gan - thận - mật.

Với sự kết hợp của hơn 25 thành phần dược thảo đông y khác nhau giúp trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan hiệu quả. đẩy lùi sỏi thận nhằm ngăn chặn nguy cơ dẫn đến suy thận, bảo vệ sức khỏe chính bạn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/day-lui-soi-than-ngan-chan-suy-than-n146748.html)

Tin cùng nội dung

  • Suốt 28 năm qua, anh Hoàng Thọ Mạnh, ở thôn Minh Đán 1, xã Hưng Vũ (huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) đã dùng bài Thuốc trị sỏi thận gia truyền chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người.
  • Kích thước sỏi từ 10 - 20 mm, bệnh nhân yên tâm điều trị bằng phương pháp nội soi (Ultra-mini NLPC) rất hiệu quả giúp rút ngắn thời gian và giảm đau cho người bệnh.
  • Suốt 3 tháng, ông Minh, 56 tuổi (Hà Nội) thấy đau ở bộ phận Sinh d*c, nhất là khi quan hệ. Thậm chí đi tiểu ra cả cục máu.
  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.
  • Theo Đông y, sỏi mật thuộc phạm vi của các chứng đản chướng, hiếp thống, hoàng đản, kết hung, tích hoàng... Nguyên nhân dẫn tới sỏi mật thường là do tình chí bất sướng (tinh thần căng thẳng), tâm trạng không thoải mái hoặc ưu tư, phẫn nộ quá độ... khiến cho can khí uất kết (chức năng điều tiết của can bị rối loạn) sẽ khiến đởm chấp (dịch mật) bị ứ đọng, thấp nhiệt nội sinh và dần dần hình thành sỏi mật.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Sỏi mật được hình thành khi dịch mật tích trữ trong túi mật trở nên cứng tạo thành sỏi
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY