Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đây mới là cách ăn dứa tốt nhất, chuyên gia chỉ rõ nếu bạn thuộc nhóm này thì tuyệt đối không nên ăn

MangYTe - Thời điểm tốt nhất để bổ sung dứa là sau bữa ăn khoảng 2 giờ và hạn chế ăn nhiều vào buổi tối để tránh bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Thời điểm lớn nhất của dứa chín là giàu vitamin C, ít calo, không chất béo và cholesterol xấu. Ngoài ra, trái cây này cũng là một nguồn dồi dào canxi, kali, vitamin A, folate... rất tốt cho sức khỏe.

Đây mới là cách ăn dứa tốt nhất, chuyên gia chỉ rõ nếu bạn thuộc nhóm này thì tuyệt đối không nên ăn - Ảnh 2.

Thời điểm ăn dứa tốt nhất là sau bữa cơm khoảng 2 tiếng. Ảnh minh họa

Mặc dù dứa chín ngọt, nhưng lại chứa nhiều axit tự nhiên, vì vậy tuyệt đối không ăn dứa khi đói bụng. Thời điểm tốt nhất để bổ sung dứa là sau bữa ăn khoảng 2 giờ và hạn chế ăn nhiều vào buổi tối để tránh bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Theo các chuyên gia, để hấp thụ tốt nhất là cắt dứa thành từng miếng để ăn trực tiếp, trường hợp dùng dứa dưới dạng xay, ép thì tốt nhất nên pha theo liều lượng mỗi lần uống để đảm bảo hương vị thơm ngon và dinh dưỡng.

Dứa đã xay, ép nên bảo quản trong bình thủy tinh, đậy kín nắp rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 – 4 độ C. Dùng hết trong vòng 24 tiếng.

Tuyệt đối không dùng dứa xanh hoặc dứa bị dập nát để xay uống sống.

5 nhóm người nên nói không với dứa

Mặc dù dứa rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn thuộc nhóm người này thì tốt nhất không nên ăn:

Đây mới là cách ăn dứa tốt nhất, chuyên gia chỉ rõ nếu bạn thuộc nhóm này thì tuyệt đối không nên ăn - Ảnh 3.

Nước dứa tươi bảo quản tủ lạnh cũng không nên để quá 24 tiếng. Ảnh minh họa

Người đang đói bụng

Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột,

Người hen phế quản, viêm mũi họng

Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng viêm thanh quản hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...

Người bị bệnh dạ dày

PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Người đái tháo đường, cao huyết áp, béo phì

Dứa có hàm lượng đường cao, vì vậy nếu có tiền sử bị đái tháo đường, béo phì cao huyết áp nếu ăn nhiều dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng và tăng huyết áp. Với những người này, nếu muốn ăn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Người đang uống Thu*c điều trị bệnh

Bromelain có trong dứa là một loại enzyme có khả năng tương tác với một số loại Thu*c nhất định. Các bác sĩ của Trung tâm y tế thuộc Đại học Maryland khuyến cáo bạn không nên ăn dứa khi đang uống Thu*c kháng sinh, chống đông máu, chống co giật, Thu*c làm loãng máu, trầm cảm hoặc mất ngủ.

M.H (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/day-moi-la-cach-an-dua-tot-nhat-chuyen-gia-chi-ro-neu-ban-thuoc-nhom-nay-thi-tuyet-doi-khong-nen-an-20200421175832432.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chuối nằm trong số những loại quả lành mạnh nhất. Chúng thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung.
  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY