Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đẩy nhanh tốc độ đưa người nhiễm vào điều trị, hoàn thành mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020

Để tăng số người nhiễm HIV được điều trị, Hà Nội có chính sách khuyến khích người dân trong việc đưa người nhiễm HIV đến cơ sở y tế điều trị Thu*c kháng vi-rút HIV (ARV). Ngoài ra, nhân viên y tế vận động được người nhiễm chịu điều trị cũng được thưởng ngay.

Thông tin trên được TS. Lã Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều (7/5).

Theo TS. Lan, trong 10 năm qua, tại Hà Nội cũng như Việt Nam, cả 3 tiêu chí là số người nhiễm mới, số người chuyển sang giai đoạn AIDS và số người Tu vong do HIV/AIDS hàng năm đều giảm.

Có được kết quả nêu trên là do Hà Nội đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khống chế sự lây lan của căn bệnh HIV/AIDS. Trong đó, để tăng số người nhiễm HIV vào Thu*c ARV, Chương trình phòng chống AIDS Hà Nội đã áp dụng các mức thưởng cho bất kỳ ai đưa được người nhiễm HIV vào Thu*c ARV.

Theo đó, bất kỳ người dân nào đưa được người nhiễm HIV đến các trung tâm y tế sẽ được “thưởng nóng”. Tuỳ theo các trường hợp khác nhau sẽ được thưởng các mức khác nhau: Mức thấp nhất là 200.000 đồng/người trích từ ngân sách TP; mức 600.000 đồng/người với bệnh nhân đã từng ARV và mức cao nhất lên tới 1,8 triệu đồng/người (trích từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế).

Phát Thu*c ARV cho người nhiễm HIV ở Hà Nội.

Theo TS. Lan, đó là những giải pháp mạnh để tăng tỷ lệ điều trị ARV cho người nhiễm HIV. Giải pháp này đã phát huy hiệu quả trong điều trị ARV, điển hình như tại huyện Ba Vì sau khi có cơ chế khuyến khích này số người phát hiện được điều trị đã tăng vọt. Từ tháng 6-2017 số người nhiễm HIV được đưa vào điều trị ARV đã tăng gấp đôi, nhiều tổ chức như hội phụ nữ, công an viên, các đơn vị đều tăng cường giám sát phát hiện, đưa người nhiễm HIV đi điều trị.

TS. Lã Thị Lan cho biết thêm, một người nhiễm HIV nếu được điều trị bằng Thu*c ARV khi đạt tải lượng vi-rút ở ngưỡng không phát hiện được trong máu thì không có nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường T*nh d*c.

Phát hiện này đã trút bỏ được gánh nặng sợ lây truyền cho người khác của người nhiễm HIV, giúp họ có hy vọng vào tương lai, không còn mặc cảm, kỳ thị bản thân và có thể xây dựng các mối quan hệ thân mật như người bình thường.

Các cặp đôi dị nhiễm đang mong muốn có thai cũng có thể thụ thai mà không còn e sợ nguy cơ lây truyền nếu người bạn tình có HIV đang điều trị ARV và duy trì tải lượng vi-rút “không phát hiện”.

Cho đến nay, lĩnh vực điều trị HIV đã đạt được rất nhiều thành tựu và tiến bộ to lớn. Thu*c ARV đã được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Một người nhiễm HIV nếu được điều trị bằng Thu*c ARV khi đạt tải lượng vi-rút ở ngưỡng không phát hiện được trong máu thì không có nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường T*nh d*c. Tải lượng virus không phát hiện được trong máu được định nghĩa khi có dưới 200 bản sao/ml máu.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, dù đã đạt những kết quả khả quan nhưng tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Cụ thể, tình trạng lây nhiễm HIV qua đường T*nh d*c tăng từ 34,4% năm 2015 lên 65,6% năm 2018. Vấn đề này đòi hỏi các cơ quan liên quan cần sớm có giải pháp và hành động, can thiệp dự phòng phù hợp hạn chế sự lây lan của vi rút HIV.

Tính đến ngày 31/12/2018, cả nước có khoảng 250.000 người nhiễm HIV, trong đó 2.150 người nhiễm HIV/AIDS đã Tu vong. 63% số người nhiễm HIV ở Việt Nam lây nhiễm qua con đường T*nh d*c, chủ yếu ở lứa tuổi từ 15 đến 49. Riêng trong năm 2018, Hà Nội đã phát hiện mới khoảng 1.290 trường hợp nhiễm HIV.

Năm 2017, Hà Nội phát hiện 800 trường hợp nhiễm HIV. Năm 2018, nhờ đẩy mạnh xét nghiệm, số trường hợp này tăng lên 1.290 người. Trong 3 tháng đầu năm 2019, có 400 trường hợp đã được xét nghiệm dương tính với HIV (tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018).

Tính đến tháng 3/2019 có 13.500 người HIV đang điều trị, hiện vẫn còn gần 5.000 người nhiễm không được điều trị, đây là nguồn có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Có những trường hợp biết đích danh nhiễm nhưng từ chối điều trị hoặc có những người khai tên địa chỉ khác xong đi nơi khác do họ tự kỳ thị.

Lê Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ha-noi--n157017.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY