Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Dễ bị cụt vì bệnh động mạch chi dưới

Bệnh động mạch chi dưới nếu không phát hiện sớm sẽ dẫn đến hoại tử đầu ngón chân, thậm chí phải tháo khớp hoặc cắt cụt chân….
TS Lương Công Thức đang khám cho bệnh nhân mắc bệnh động mạch ngoạibiên tại Khoa Tim mạch (BV 103). Ảnh: P.T

Suýt tháo khớp chân vì máu không lưuthông

Ông Võ Như Na (70 tuổi, ở Hà Nam) đến bệnh viện trong tình trạnghai chân bị tê, nhức mỏi, đau khi đi bộ. Ông Na cho biết, nhiều năm nay ông thường xuyên bị đau cáckhớp. Mỗi lần đau ông lại tiêm Thu*c giảm đau.

Ông Na cũng dùng cả Thu*c Nam nhưng uống mãi khôngkhỏi mà bệnh thêm nặng. Dù ăn uống được, không làm việc quá sức nhưng người ông Na ngày càng ốmyếu, hay nhức mỏi chân, lạnh chân.

Chỉ khi chân đau càng gia tăng, không đi lại được, tiêm Thu*cgiảm đau thì chân lại sưng to, tím nên người nhà đã chuyển ông lên BV 103 (Hà Nội) khám. Vàoviện, ông Na được can thiệp nong động mạch, đặt stent chi dưới. Sau 3 tuần điều trị, chân ông khôngcòn sưng nề, đi lại bình thường.

Cũng như ông Na, ông Đặng Hữu Ngọc (ở Hà Nội) vào viện trong tìnhtrạng sốt cao, chân phù nề, vết lở loét ở ngón chân rộng, nhìn thấy cả xương. Bác sĩ chẩn đoán cácđộng mạch cấp máu cho chân của ông Ngọc bị hẹp, tắc nên máu không lưu thông xuống chân được, có thểphải tháo khớp chân để bảo toàn tính mạng.

May mắn là ông Ngọc được điều trị thành công bằng phươngpháp can thiệp mạch. Hiện tại, chân ông Ngọc đã dần ổn định, vết hoại tử đã se miệng và có thể đilại được.

Ông Ngọc cho biết, đây là lần thứ 3 trong năm nay ông vào viện. Đầutiên ông bị sốt, chân sưng phồng, lạnh toát, bàn chân phải mất cảm giác, véo mạnh không đau. Thậmchí, dù mùa hè mà chân vẫn cứ thấy lạnh như sốt rét.

Tiếp đó, bàn chân trái của ông cũng bị tê,đau. Sau 10 ngày điều trị hết sốt, về nhà được vài ngày ông lại phải nhập viện. Theo ông Ngọc, khithấy chân bị tê, đau ông đã đi khám ở nhiều nơi nhưng lại được bác sĩ chẩn đoán là đau khớp, đauthần kinh tọa và cho Thu*c uống nhưng không khỏi.

BS Trần Đức Hùng - Chủ nhiệm Khoa Tim mạch (BV 103) chobiết, nguyên nhân của hẹp tắc động mạch chi dưới đa số là do xơ vữa động mạch. Bệnh gây racác triệu chứng của thiếu máu hai chân như đau khi đi lại, đau khi nghỉ và cuối cùng là loét khôngliền.

Rất nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khớp, hội chứng thắt lưng hông. Trước đâydo bệnh nhân nhập viện muộn, khả năng can thiệp khó khăn nên hầu hết người bệnh bị tắc động mạchchi dưới phải cắt cụt chi.

"Kỹ thuật nong mạch, sử dụng stent bằng chất liệu mới nitinol đểđặt cho người bệnh bị hẹp động mạch chi giúp cho chi bị thiếu máu được tiếp nhận máu nhiều hơn. Vìvậy, người bệnh có thể giữ được đôi chân của mình, các vết loét ở chân có thể liền được. Loại stentnày có thể gấp và duỗi thẳng mà không ảnh hưởng đến cấu trúc của stent cũng như sinh hoạt của ngườibệnh", BS Trần Đức Hùng cho hay.

Cẩn trọng khi chân lạnh

TS Lương Công Thức - Phó Chủ nhiệm Khoa Tim mạch (BV 103)cho hay, tắc động mạch ngoại biên chủ yếu hay gặp nhất là ở chi dưới, động mạch chủ bụng, thận vàđộng mạch cảnh. Ở chân biểu hiện sớm là bệnh nhân đau khi đi, đau cách hồi (đi một đoạn là có cảmgiác như bị tê chân, đau chân, phải ngồi xuống hoặc đứng lại rồi mới đi tiếp được).

Triệu chứng nàycàng nặng dần lên khiến người bệnh đau cả khi nghỉ, có biểu hiện loạn dưỡng, phù nề, loét. Nếukhông được điều trị chỗ loét ngày càng rộng ra và khi mạch máu bị tắc hoàn toàn thì chân sẽ bị hoạitử, chỉ còn cách là cắt bỏ chân. Ngoài ra, người bệnh có thể bị chân lạnh, thấy tê, rối loạn cảmgiác. Khi khám sẽ thấy động mạch yếu hoặc mất…

Theo các bác sĩ ở Khoa Tim mạch - BV 103, bệnh nhân bị độngmạch ngoại biên khi vào viện sẽ được cho dùng Thu*c giãn mạch, chống kết tập tiểu cầu làm cho cáctế bào máu không vón lại và Thu*c làm giảm cholesterol trong máu.

Những bệnh nhân điều trị bằngThu*c và thay đổi lối sống không phát huy hiệu quả mà vẫn còn triệu chứng sẽ phải tiến hành canthiệp hoặc phẫu thuật. Người bệnh có thể được can thiệp bằng cách chỉ nong động mạch hoặc nong độngmạch rồi đặt stent những đoạn mạch tắc ở vị trí xa hoặc phẫu thuật bắc cầu nối qua đoạn mạch bịhẹp, tắc.

BS Trần Đức Hùng cho biết, stent động mạch thực chất là đặt giá đỡvào đoạn mạch bị hẹp, tắc nhằm lập lại tuần hoàn ở đoạn chi bị thiếu máu. Hiện nay có 2 loại stentđược đưa vào chỗ động mạch bị hẹp, tắc.

Một loại có tên là stent nhớ hình, loại còn lại là khôngnhớ hình. Hai loại đều được cấu tạo bằng kim loại nhưng loại không nhớ hình khi đưa vào động mạch,bệnh nhân sẽ phải hạn chế vận động và va chạm vì dễ bị biến dạng gây khó khăn cho việc lưu thôngmáu. Loại stent nhớ hình có nhiều ưu điểm hơn. Khi bị tác động hay va chạm, stent sẽ biến dạngnhưng sau đó lại trở về hình dạng ban đầu.

Ngoài ra, loại bóng phủ Thu*c và stent phủ Thu*c đượcthiết kế đặc biệt có chứa một lượng Thu*c nhỏ có tác dụng chống lại sự tăng sinh quá mức của tế bàocơ trơn thành mạch máu. Thu*c sẽ được giải phóng từ từ vào thành mạch sau khi bóng hoặc stent đượcđưa vào. Nhờ đó làm giảm tỷ lệ tái hẹp sau khi nong bóng hoặc đặt stent.

"Giá thành của một stent của phủ Thu*c khoảng 38 triệu đồng, bóngphủ Thu*c là 25 triệu đồng, đắt hơn bóng thường 1,5 lần nhưng tỷ lệ tái hẹp thấp. Với loại stentthường, sau 6 đến 12 tháng bệnh nhân có thể bị tái hẹp. Bệnh nhân mắc bệnh động mạch ngoại biêncũng được bảo hiểm y tế chi trả theo quy định nên bệnh nhân hầu như không phải trả thêm tiền khichữa trị", BS Trần Đức Hùng cho biết.

AloBacsi.comTheo Phương Thuận - Gia đình và Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/de-bi-cut-vi-benh-dong-mach-chi-duoi-n159254.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm tắc động mạch chi là một bệnh khá thường gặp ở các nước phát triển và có xu hướng tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển.
  • Hơn 20 năm qua, từ những ca phẫu thuật mạch vành lẻ tẻ tại một số trung tâm phẫu thuật lớn trong cả nước đến nay nó đã trở thành phẫu thuật ...
  • Nếu thuộc nhóm có nguy cơ tắc nghẽn động mạch, bạn nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe, tập luyện thường xuyên và đi khám định kỳ
  • Bà tôi vừa đi khám bệnh, phát hiện bị xơ vữa động mạch. Xin hỏi, do đâu bị xơ vữa động mạch?
  • Tôi bị tiểu đường tuýp 2, phát hiện 10 năm nay. Thời gian gần đây, chân tôi hay bị tê, nhức. BS yêu cầu tôi đi kiểm tra Đo điện cơ chi dưới. Nhờ Mangyte tư vấn giúp nơi nào làm xét nghiệm này. Giá bao nhiêu? Phải chuẩn bị gì khi đi đo? Xin cảm ơn.
  • Phình động mạch chủ bụng (abdominal aortic aneurysm - AAA) là tình trạng giãn nở ( phình ) của một phần động mạch chủ trong vùng bụng mà đường kính …
  • Bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim) được gây ra khi lòng động mạch bị hẹp hay tắt nghẽn, thường do xơ vữa động mạch. Với những triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở Mỹ và các nước phát triển.
  • Viêm động mạch Takayasu là dạng hiếm của các rối loạn viêm mạch máu. Bệnh có thể gây đau ngực, đau tay, cao huyết áp và cuối cùng là suy tim hoặc đột quỵ.
  • Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là bệnh làm động mạch của bạn trở nên cứng và hẹp đi. Thậm chí, động mạch có thể bị tắc hoàn toàn. Động mạch là những mạch máu mang máu từ tim đến những phần còn lại của cơ thể.
  • Nong động mạch cảnh (Carotid angioplasty) là một thủ thuật nhằm mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp để phòng ngừa hay điều trị đột quỵ. Động mạch cảnh là động mạch nằm ở hai bên vùng cổ và là động mạch chính cấp máu cho não. Thủ thuật này liên quan đến việc luồn và bơm phồng một bóng nhỏ để nong và mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY