Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Ðể dùng an toàn Thuốc thông mũi đường uống

Thuốc thông mũi giúp giảm ngạt mũi gây ra bởi một loại virut cảm lạnh hoặc cúm, viêm xoang hoặc dị ứng...
Thuốc thông mũi giúp giảm ngạt mũi gây ra bởi một loại virut cảm lạnh hoặc cúm, viêm xoang hoặc dị ứng... Các Thuốc thông mũi có sẵn dưới dạng Thuốc viên có chứa phenylephrine hoặc pseudoephedrine…

Pseudoephedrine và phenylephrine là các Thuốc chống sung huyết mũi đường toàn thân (dùng để uống) để làm giảm tạm thời các triệu chứng sung huyết mũi đi kèm với viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch hoặc viêm mũi cấp do cảm lạnh. Không giống các Thuốc tại chỗ chống ngạt mũi, các Thuốc dùng theo đường toàn thân này không gây hoặc ít gây hiện tượng ngạt mũi nặng trở lại khi ngừng Thuốc. Tuy nhiên khi dùng Thuốc, cần lưu ý tới các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng Thuốc.

Với pseudoephedrine, tác dụng phụ thường gặp nhất là nhịp tim nhanh, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ... Ngoài ra, Thuốc có thể gây ban đỏ, ảo giác, bí tiểu, glocom góc đóng. Vì vậy, không dùng Thuốc cho các trường hợp tăng huyết áp nặng, bệnh mạch vành nặng, glôcôm góc đóng, bí tiểu và các trường hợp mẫn cảm với Thuốc. Cần thận trọng khi dùng viên pseudoephedrin dạng giải phóng kéo dài đối với người bệnh có hẹp/tắc nghẽn dạ dày - ruột. Trừ khi được thầy Thuốc hướng dẫn, tất cả những người bệnh tự ý dùng pseudoephedrin được khuyên ngừng Thuốc nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, mất ngủ hoặc khi triệu chứng sung huyết mũi vẫn tồn tại quá 7 ngày hoặc kèm theo sốt. Thận trọng khi dùng Thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi và người già trên 60 tuổi vì nguy cơ độc tính cao.

Với phenylephrine có thể gây mất cảm giác ngon miệng, ban đỏ da, cảm giác bồn chồn hay kích thích (đặc biệt là ở trẻ em), mất ngủ... Ngừng sử dụng Thuốc và gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn thấy nhịp tim nhanh hoặc đập không đều, chóng mặt hoặc lo lắng quá mức, tăng huyết áp với các biểu hiện nhức đầu, mờ mắt, ù tai, đau ngực, khó thở. Đặc biệt, cần sự trợ giúp khẩn cấp của y tế nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng như: phát ban, khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng... Không dùng phenylephrine cho người bệnh tim, tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc người có rối loạn tuyến giáp, trẻ em dưới 4 tuổi...

Khi sử dụng các Thuốc thông mũi, cần sử dụng đúng theo hướng dẫn sử dụng có trên nhãn Thuốc (nhất là đối với các Thuốc không kê đơn) hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Dùng Thuốc này với một ly nước đầy. Các viên nhai phải được nhai trước khi nuốt. Đối với dạng hỗn dịch, cần lắc đều trước khi uống và đong liều bằng dụng cụ có sẵn trong hộp (lọ) Thuốc.

Thuốc thông mũi có thể dùng đơn độc hoặc có thể được kết hợp với Thuốc kháng histamin và/hoặc Thuốc giảm đau (acetaminophen) hoặc Thuốc ho. Nếu bạn dùng các Thuốc dạng phối hợp này, điều quan trọng là phải hiểu các thành phần và sự tương tác có thể có với các Thuốc điều trị khác mà bạn đang dùng.

BS. Nguyễn Bích Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-de-dung-an-toan-thuoc-thong-mui-duong-uong-13821.html)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY