Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Dễ Tu vong nếu nhầm sốt rét với sốt xuất huyết

Một bệnh nhân tại Đồng Nai mới đây nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP HCM) trong tình trạng nguy kịch vì mắc sốt rét nặng, trong khi trước đó bị chẩn đoán nhầm là sốt xuất huyết.

Một bệnh nhân 25 tuổi quê Sóc Trăng cũng vừa Tu vong do nhập viện viện trễ, bệnh đã diễn tiến qua giai đoạn nặng, hôn mê, bị tổn thương đa cơ quan, rối loạn đông máu. Trước đó, khi có biểu hiện sốt cao, bệnh nhân tự mua Thu*c hạ sốt để uống và sau đó khi đi khám thì được chẩn đoán bị sốt cảm cúm thông thường, đến lúc nhập viện thì đã quá muộn.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho biết, sốt xuất huyết dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh có biểu hiện sốt trong đó có bệnh sốt rét và ngược lại. Do bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt rét có triệu chứng ban đầu thường là sốt cao, run lạnh nên khó phân biệt. Để chẩn đoán người bệnh bị sốt rét hoặc sốt xuất huyết cần dựa thêm vào yếu tố dịch tễ và làm một số xét nghiệm xác định không quá phức tạp.

Bệnh nhân nhập viện điều trị sốt xuất huyết. Ảnh: D.N

Về dịch tễ, người thăm khám cần hỏi kỹ người bệnh có đang sống ở vùng sốt rét hoặc vừa từ vùng sốt rét trở về hay không. Bên cạnh đó, bệnh nhân nếu có triệu chứng sốt cao khi sống trong vùng có dịch sốt rét hoặc từ vùng sốt rét trở về thì cần nhanh chóng nhập viện thăm khám, đồng thời cần nói rõ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Việc chẩn đoán bệnh sốt rét chủ yếu dựa trên xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng sốt rét trong máu, được thực hiện khá đơn giản, vấn đề quan trọng là người khám bệnh có cảnh giác, có nghĩ đến nó hay không để thực hiện sớm ngay từ đầu. Trên thực tế, bệnh sốt rét trước đây khá nhiều nên bác sĩ rất cảnh giác với căn bệnh này. Hiện nay bệnh sốt rét ít dần, trong khi đó sốt xuất huyết lại bùng phát mạnh mẽ nên khi bệnh nhân đến khám mà chỉ có biểu hiện sốt, người ta thường nghĩ đến sốt xuất huyết mà “quên đi" sốt rét. Thêm nữa, xét nghiệm cơ bản hay làm cho người bệnh là công thức máu mà kết quả thường là không có sự khác biệt giữa sốt xuất huyết và sốt rét.

“Các bác sĩ khi thăm khám bệnh nhân có sốt nên lưu ý đến 2 bệnh trên và sớm cho làm xét nghiệm để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ. Có trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết, sốt rét khi nhập viện không có biểu hiện sốt do ngoài cơn sốt hoặc đã uống Thu*c hạ sốt trước đó hoặc do bệnh đã diễn tiến nặng, có biểu hiện sốc”, bác sĩ Hùng cảnh báo. 

Bác sĩ Hùng cho biết, bệnh sốt rét nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời bằng Thu*c đặc trị sẽ khỏi bệnh, nếu để chậm trễ bệnh có thể chuyển nặng, ác tính gây biến chứng não, gan, suy thận và xuất huyết..., dễ dẫn đến Tu vong. Trong khi đó, sốt xuất huyết hiện nay chưa có Thu*c đặc trị, việc chữa trị chủ yếu là hỗ trợ, giảm nhẹ các triệu chứng và hồi sức cấp cứu khi bệnh diễn tiến nặng. Như vậy nếu chẩn đoán nhầm sốt rét là sốt xuất huyết sẽ dẫn đến trường hợp bệnh có thể điều trị bằng Thu*c đặc trị thì lại không được dùng, dẫn đến hậu quả xấu.

“Tuy nhiên, , không thể tránh khỏi trường hợp bệnh nhân được nhập viện sớm nhưng bệnh vẫn diễn tiến nặng, Tu vong. Trên thực tế, việc nhập viện sớm không giúp cho bệnh sốt xuất huyết không bị trở nặng (sốc, xuất huyết, suy gan, suy thận...) mà giúp cho bệnh nhân nhận được sự hỗ trợ đúng, kịp thời, không chậm trễ khi diễn tiến bệnh bất thường, đột ngột do đó giảm thiểu nguy cơ Tu vong cho người bệnh”, bác sĩ Hùng nhấn mạnh.

Sai lầm phổ biến là nhiều người khi sốt thường tự ý cho dùng Thu*c hạ sốt hơn 4-5 lần mỗi ngày, dẫn đến lạm dụng Thu*c. Việc sử dụng Thu*c hạ sốt liên tục có thể làm tổn thương gan nặng nề, che giấu triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, nhiều người khi hết sốt thì chủ quan, không tiếp tục theo dõi. Bệnh nhân sốt xuất huyết khi chuyển nặng, bị sốc sẽ không sốt. Nếu người bệnh đột ngột hết sốt từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của bệnh nhưng có những biểu hiện bất thường: tay chân lạnh, đau bụng, nôn ói, đờ đẫn thì cần được nhập viện ngay. 

Hiện chưa có văcxin phòng ngừa sốt xuất huyết. Để phòng bệnh cần tích cực chủ động diệt muỗi, lăng quăng. Không để các vật dụng chứa nước có thể sinh muỗi trong nhà. Cần dọn dẹp nhà cửa thoáng đãng, không ẩm thấp, phát quang bụi rậm, không để nước tù đọng quanh nhà. Các chum vại chứa nước cần được cọ rửa, vệ sinh kỹ, đậy kín nắp. Chú ý treo mùng khi ngủ, kể cả ngủ vào ban ngày.

Lê Phương

 
Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/de-tu-vong-neu-nham-sot-ret-voi-sot-xuat-huyet-2908256.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn viêm tụy cấp là thể phù (85-90%), điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa, bệnh sẽ thoái triển sau 5-7 ngày.
  • Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và Tu vong cao cho trẻ em ở các nước nghèo, các nước đang phát triển.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY