Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Đến hẹn lại lên, những “nỗi ám ảnh” ăn uống dịp Tết Nguyên đán đã chính thức quay trở lại rồi đây!

Tết này vẫn giống Tết xưa, vẫn có thịt kho với mứt dừa...

Hôm nay là 28 âm lịch, thời điểm này trong các gia đình gần như đều đã có đủ những món đặc trưng của tết: từ món cỗ cho đến bánh kẹo, mứt, nước ngọt các loại… chính thức tuyên bố, những “nỗi ám ảnh” của tết đã quay 100% quân số không thiếu gương mặt nào!

Lại một cái tết nữa đến và đi, lại một mùa xuân ngập trong bánh chưng, thịt kho, canh măng, mứt dừa, kẹo ngô. cùng điểm danh những “nỗi ám ảnh” ngày tết, xem nhà bạn năm nay có thêm/bớt hay thiếu món nào không nhé?!

Các món cỗ

1. Bánh chưng - bánh tét

Chắn chắn nồi cơm ngày xưa của thạch sanh đã biến thành… bánh chưng, bánh trong các gia đình mỗi dịp tết. từ luộc chán chê cho đến rán chấm xì dầu, gạo cứ như… nở ra ý. chẳng hiểu sao, ăn mãi không hết! cơ mà, là không thể thiếu bánh chưng, bánh tét, không có thì thèm lắm!

2. Gà ta luộc

“nở” không kém là gà luộc. ấy vậy, món ăn này lại dễ biến tấu thành nhiều kiểu nấu cho đỡ ngấy. thời điểm 28 tết, các gia đình thì đã mua sẵn gà để trong tủ lạnh, còn ở nông thôn thì từ mấy bữa cơm trước giao thừa là đã có món gà luộc rồi, nhất là khi có con cháu về quê ăn tết.

3. Thịt kho hột vịt

Những nồi thịt đầy ắp, ngập nước béo đến tận miệng đã trở thành “ác mộng” của nhiều gia đình miền nam đán. từ 27-28 tết, các bà các mẹ đang rục rịch đi chợ, chuẩn bị cho những nồi thịt kho ăn xuyên tết, và phải đến mùng 4, mùng 5 mới cạn đáy nồi đó nhé!

4. Thịt đông

Miền nam có thịt kho hột vịt thì miền bắc có thịt đông. những mẻ thịt đông để từ sang tận… rằm tháng giêng. nhiều gia đình đã “cảnh tỉnh” nhau nấu vừa vặn lại để ăn cho đỡ ngấy. đây cũng là quãng thời gian chuẩn bị nguyên liệu nấu món này, một số gia đình còn đã nấu xong rồi.

5. Canh măng

Canh bóng có thể nấu nhanh, tiện nhưng với măng thì lại khác. các bà, các mẹ phải ngâm măng 3-5 ngày trước cho mềm, bớt đục, chuẩn bị đến khi nấu cũng phải luộc qua 3 nước trở lên cho trong. để làm ra bát canh măng trông thế mà kỳ công lắm nhé. với nhiều người, canh măng lại là món khoái khẩu, ăn mãi cũng không ngấy.

Các món bánh kẹo, mứt…

1. Mứt dừa

Gọi tên ở vị trí đầu tiên chắc chắn phải là mứt dừa. nhà nào mua thì 28 tết là gần như mua hết rồi, còn nhà nào tự làm thì cũng phải xong vài mẻ rồi. dễ ăn, dễ làm, nhưng tết năm nào cũng thừa vì nhiều quá, nhà nào cũng có thành ra khách khứa cũng không ăn nhiều…

2. Kẹo ngô

Chẳng hiểu mẹ “giấu” ở đâu mà gần là sẽ thấy bày khay bánh kẹo với loại kẹo “huyền thoại” này. từ giờ đến đêm giao thừa kiểu gì cũng thấy xuất hiện đó, canh thử xem!

3. Hạt dưa, hạt bí, hạt dẻ các loại

Hết rồi đến hạt dưa các thứ... các loại hạt nói chung rất dễ ăn, được ưa chuộng, đa dạng loại… toàn con cháu trong nhà buồn mồm ngồi ăn là chính, quay đi quay lại cũng hết cả khay đó.

4. Ô mai

Ăn chơi ăn vui, ăn vài miếng thì thòm thèm, nhưng để mà “giải quyết” được hết chỗ ô mai của mẹ thì phải đến tháng 2 (thề nói điêu mất lộc). Ô mai cũng có dăm loại ô mai, tuỳ nhà thích ăn khô hay ướt, chua hay ngọt...

5. Nước bí đao

Hương vị “khét khét”, ngai ngái đặc trưng của nước bí đao là nguyên nhân khiến dân tình khó uống nhất, thậm chí còn phát sợ. dù người khen kẻ chê, nhưng cứ đến là sẽ thấy các lon bí đao xuất hiện, mà còn là thùng bí đao nhé!

Theo Helino

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/den-hen-lai-len-nhung-noi-am-anh-an-uong-dip-tet-nguyen-dan-da-chinh-thuc-quay-tro-lai-roi-day-20200122062022343.chn)

Tin cùng nội dung

  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY