Thận , Tiết niệu hôm nay

Đi tiểu nhiều, có phải bệnh lý?

Đi tiểu tiện nhiều gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu là người trưởng thành, người cao tuổi, tiểu nhiều do bệnh lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và hiệu suất công việc.

Chính vì thế khi thấy có hiện tượng tiểu nhiều mà không rõ nguyên nhân, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt vì nếu để bệnh thành mạn tính có thể gây hậu quả xấu cho sức khỏe.

Nguyên nhân tiểu nhiều

Tiểu nhiều có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó các rắc rối về đường tiết niệu - Sinh d*c đóng vai trò đáng kể. Trước hết phải kể đến là viêm bàng quang. Khi bàng quang bị viêm, niêm mạc sẽ bị phù nề, vì vậy, khi có một lượng nước tiểu dù chưa đủ lớn nhưng đã kích thích gây buồn tiểu và lần trong một ngày, đêm.

Viêm bàng quang có thể cấp tính, có thể mạn tính. Viêm bàng quang cấp ngoài dấu hiệu lần, tiểu dắt, tiểu són, nhiều trường hợp còn thấy buốt khi tiểu và đôi khi nước tiểu có máu. Viêm bàng quang gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, lý do là niệu đạo của nữ giới cấu tạo ngắn hơn nam giới và lỗ tiểu gần với hậu môn cho nên rất dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng gây viêm bàng quang cấp, mạn tính.

Bệnh lý ở bàng quang là một nguyên nhân gây tiểu nhiều

Tiểu nhiều có thể do sỏi tiết niệu, nhất là sỏi bàng quang. Bệnh của bàng quang gây lần trong ngày còn có viêm bàng quang kẽ (hội chứng đau bàng quang) hoặc sa bàng quang. Với các bệnh này của bàng quang cũng làm cho lần, tiểu liên tục và còn kèm theo các triệu chứng khác như rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, trầm cảm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và bệnh càng ngày càng nặng thêm nếu không được chữa trị.

Ở nam giới trưởng thành, nhất là trung niên và người cao tuổi rất dễ bắt gặp tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến (còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến) hoặc viêm tiền liệt tuyến gây nên lần, liên tục, tuy rằng, số lượng nước tiểu mỗi lần là rất ít.

Lý do là tiền liệt tuyến do cấu tạo, ôm lấy cổ bàng quang, nếu bị viêm hoặc tăng sinh phì đại, sẽ kích thích làm bàng quang co bóp tăng nhu động gây mót tiểu, và lần trong một ngày đêm. Viêm hoặc tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến thường có phản xạ đi tiểu liên tục, đặc biệt hay đi tiểu về đêm làm ảnh hưởng khá lớn đến giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.

Tiểu nhiều còn có thể gặp ở trẻ em, trong trường hợp dị tật bẩm sinh bàng quang bé hoặc hẹp bao quy đầu (trẻ em trai) gây lần, tiểu rắt, són, đái buốt và rất dễ gây viêm đường tiết niệu. Một số bệnh ở cơ quan khác nhất là các cơ quan lân cận bàng quang có thể gây tiểu nhiều như u xơ tử cung, viêm phần phụ ở nữ giới.

Một số bệnh như đái tháo đường cũng có nguy cơ gây tiểu nhiều, liên tục, lý do là khi lượng đường trong máu không được kiểm soát do thiếu hụt insulin sẽ gây nên tổn thương đến hệ thần kinh, gây mất cảm giác, không điều khiển cơ bắp dẫn đến đi tiểu nhiều, tiểu són. Ngoài ra có thể gặp ở một số người béo phì, tăng cân.

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi không mắc bệnh gì nhưng vẫn thấy lần cả về số lần lẫn số lượng nước tiểu, đó là do chế độ ăn, uống. Ăn nhiều các loại quả chứa nhiều nước như dưa hấu, thanh long, lê có thể gây đái nhiều hoặc ăn, uống các loại canh, rau có tính chất lợi tiểu (canh cải) hoặc uống nước râu ngô cũng gây nên hoặc uống nhiều bia, nhất là bia hơi, bia lạnh. Ngoài ra, một số người bệnh bị phù (do nhiều nguyên nhân khác nhau), được bác sĩ kê đơn uống Thu*c lợi tiểu cũng gây cả về số lần, cả về số lượng.

Để biết nguyên nhân tiểu nhiều cần thực hiện khám bệnh, xét nghiệm và thăm dò chức năng.

Nên làm gì khi thấy tiểu nhiều?

Khi thấy cần được khám bệnh một cách nghiêm túc nhằm xác định nguyên nhân trên cơ sở đó để có hướng điều trị. Cần khám bệnh càng sớm càng tốt, nếu để bệnh thành mạn tính có thể gây hậu quả xấu cho sức khỏe.

Khi thấy trẻ em trai lần, kêu rát, buốt, đái són, đái dầm cần cho trẻ đi khám bệnh để xác định nguyên nhân và xem có phải hẹp bao quy đầu hay không, nếu có cần được xử trí càng sớm càng tốt, nếu để lâu sẽ gây viêm đường tiết niệu ngược dòng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Với các bệnh khác có liên quan đến như tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến, viêm tiền liệt tuyến (nam giới), u xơ tử cung, viêm phần phụ, tiểu khung (nữ giới) cũng cần tích cực điều trị tích cực, đúng chuyên khoa để bệnh chóng khỏi.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Để phòng viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niêu, viêm đường Sinh d*c ngoài, hằng ngày cần vệ sinh cá nhân bộ phận Sinh d*c ngoài thật tốt. Phụ nữ khi vệ sinh bộ phận Sinh d*c ngoài, sau khi đi vệ sinh cần rửa nước từ trước ra sau để tránh nước đi qua hậu môn mang mầm bệnh gây viêm tiết niệu ngược dòng.

Bên cạnh đó, cần ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ lượng nước cần thiết để phòng sỏi đường tiết niệu. Buổi tối cần hạn chế uống nước, uống bia, ăn canh để tránh tiểu đêm.

Theo BS Việt Thanh - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/di-tieu-nhieu-co-phai-benh-ly-n228062.html)

Tin cùng nội dung

  • Chứng rối loạn tiểu tiện thường gây phiền phức, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Nếu không chú ý điều trị, bệnh sẽ kéo dài khó điều trị dứt điểm.
  • Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại BV Bạch Mai, khoa tiết niệu Việt Đức cho thấy tỷ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10% đến 50%.
  • Tôi năm nay 43 tuổi, gần 3 tháng nay tôi bị tiểu ra máu và sau đó thì tiểu đục, được chẩn đoán là nhiễm trùng tiểu.
  • Mấy ngày qua, em cảm thấy ăn vào là cổ họng rát, phần phía dưới ngực cũng rát luôn và không có cảm giác muốn ăn.
  • Bé nhà em uống Rota lần 2 được 1 tuần, đến hôm nay lại bị tiêu chảy khoảng 10 lần/ ngày. Liệu đây có phải tác dụng phụ của việc uống vacxin không ạ?
  • Con đau dạ dày và đường ruột khá lâu rồi. Lâu ngày có bị sao không bác sĩ? Khi bị đau con chỉ mua Thu*c uống, hết đau lại bỏ qua, 2 bệnh này có liên quan nhau không.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY