Bạn nên biết hôm nay

Dị ứng ánh nắng

TP HCM-Nam bệnh nhân 51 tuổi ở Gò Vấp thấy da vùng cổ, ngực, vai, lưng xuất hiện nhiều mảng đỏ, nổi mụn nước… sau đi tắm biển về.

Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM ngày 2/3. Bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo cho biết người bệnh được chẩn đoán "phát ban đa dạng do ánh sáng". Đây là một phản ứng da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 20 phút.

Bệnh biểu hiện với những nốt đỏ, mảng đỏ cho đến mụn nước, bóng nước, có thể gây ngứa, nóng rát. Phát ban có thể xảy ra khi tiếp xúc với ánh nắng xuyên qua cửa sổ và một số trường hợp xảy ra với bóng đèn huỳnh quang. Hiện chưa rõ cơ chế ánh sáng gây phát ban, khả năng là một phản ứng miễn dịch.

Theo bác sĩ Thảo, phát ban thường xảy ra vào mùa xuân, sau khi bệnh nhân đi chơi, tiếp xúc với ánh nắng hoặc đến những quốc gia có nhiều nắng. Nữ dễ bị hơn nam. Bệnh thường khởi phát trước năm 30 tuổi và có khuynh hướng nặng dần theo thời gian.

Mọi loại da đều có thể bị dị ứng nhưng thường gặp ở người da sáng màu. Bệnh không lây và không liên quan đến ung thư da. Bệnh được chẩn đoán dựa trên biểu hiện của phát ban và tiền sử tiếp xúc với ánh nắng.

Hiện vẫn chưa có Thu*c trị khỏi hẳn phát ban đa dạng do ánh sáng. Có thể phòng ngừa tái phát bằng cách tránh tiếp xúc với ánh nắng và sử dụng kem chống nắng. Đối với một số người, bệnh có thể tự thoái lui sau một vài năm khi da trở nên dung nạp hơn với ánh nắng.

Khoảng 10% dân số bị phát ban đa dạng do ánh sáng. Để phòng bệnh hoặc ngừa bệnh tái phát, cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng thời gian 11h trưa đến 3h chiều. 

Chọn kem chống nắng loại có SPF từ 30 trở lên để bảo vệ chống lại UVB, chỉ số UVA từ 4 đến 5+ (kem chống nắng phổ rộng), thoa trước khi ra nắng 15-30 phút, lặp lại mỗi 2 giờ, sau khi đi bơi và đổ mồ hôi. Bên cạnh dùng kem chống nắng, cần phối hợp thêm với các biện pháp khác như mặc quần áo dài tay, ở trong bóng râm...

Khi có biểu hiện của bệnh, cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được khám, tư vấn và điều trị phù hợp.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/di-ung-anh-nang-4063491.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Oxybenzon là Thuốc được dùng để phòng cháy nắng và lão hóa sớm của da, làm giảm tỷ lệ mắc chứng dày sừng do nắng hoặc do quang hóa, và ung thư da.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY