Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Dị ứng chó mèo: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng

Dị ứng chó mèo không phải loại dị ứng xa lạ, nó gây nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống nên bạn cần phải tìm hiểu những thông tin quan trọng về loại dị ứng này.

dị ứng chó mèo là tình trạng dị ứng với protein trong tế bào da, nước tiểu, nước bọt của chó mèo. hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về bệnh dị ứng chó mèo, từ nguyên nhân đến phương pháp điều trị và phòng tránh.

Nguyên nhân dị ứng chó mèo

Thông thường, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các protein được gọi là kháng thể để bảo vệ bạn khỏi những tác nhân có hại gây bệnh hoặc nhiễm trùng. Nhưng trong một số trường hợp, hệ thống miễn dịch phản ứng với cả những chất bình thường vô hại.

Chất gây dị ứng từ chó mèo được tìm thấy trong tế bào da, lông, nước bọt, nước tiểu, mồ hôi của chúng. những vẩy nhỏ của động vật thường rất nhỏ, dễ lưu thông và duy trì trong không khí trong thời gian dài. đồng thời lông, vẩy nhỏ, nước bọt của chó mèo còn dễ bám vào trong đồ nội thất, quần áo của bạn.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng chó mèo

Dị ứng chó mèo là dạng dị ứng phổ biến. mặc dù bất cứ ai cũng có nguy cơ bị dị ứng nhưng một số yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ, bao gồm:

    Số lượng chó mèo trong nhà càng nhiều thì mức độ gây dị ứng càng cao hơn.

Tiếp xúc với chó mèo ngay từ khi còn nhỏ có thể giúp bạn tránh dị ứng. cụ thể, một số nghiên cứu đã phát hiện ra những đứa trẻ sống với một con chó trong năm đầu đời có khả năng chống lại sự nhiễm trùng đường hô hấp tốt hơn những đứa trẻ không sống với chó.

Triệu chứng dị ứng chó mèo

Các triệu chứng dị ứng chó mèo từ nhẹ đến nặng, còn tùy thuộc vào độ nhạy cảm của từng cá nhân, mức độ tiếp xúc với chất gây dị ứng. dấu hiệu dị ứng chó mèo phổ biến bao gồm:

    Triệu chứng viêm mũi: hắt xì, sổ mũi, ngứa mũi/mắt, chảy nước mắt, đau mặt, ho, khó thở, thở khò khè,..

Biến chứng dị ứng chó mèo

Trong một số trường hợp, dị ứng chó mèo góp phần dẫn đến viêm xoang hay hen suyễn.

    Viêm xoang: dị ứng chó mèo có thể khiến các mô trong đường mũi bị viêm liên tục. Khiến các hốc rỗng kết nối với đường mũi (xoang) bị tắc nghẽn liên tục khiến bạn dễ bị nhiễm trùng xoang, dẫn đến viêm xoang.

Khi nào cần khám bác sĩ?

Triệu chứng dị ứng chó mèo thường dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh, trừ khi nó biểu hiện trên da. tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hơn hai tuần thì có thể là bạn bị dị ứng. hãy thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, đặc biệt là khi các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, thở khò khè do đường mũi bị chặn hoàn toàn, khó ngủ.

Chẩn đoán dị ứng chó mèo

Xét nghiệm chích da là cách phổ biến nhất để chẩn đoán dị ứng chó mèo. đối với thử nghiệm này, một lượng nhỏ chiết xuất từ chất gây dị ứng sẽ được đặt trên da bạn hoặc chích chất lỏng vào bề mặt da. bác sĩ sẽ theo dõi phản ứng dị ứng trong vòng 15 – 20 phút. nếu bạn dị ứng chó mèo, vùng da này sẽ sưng, đỏ cùng một số dấu hiệu khác.

Trong trường hợp không thể thực hiện xét nghiệm da vì tình trạng da hoặc do tương tác Thu*c. bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm sàng lọc máu để tìm kháng thể gây dị ứng cụ thể với từng chất gây dị ứng.

Điều trị dị ứng chó mèo

Để kiểm soát triệu chứng dị ứng chó mèo, điều đầu tiên là phải tránh hoặc giảm thiểu sự tiếp xúc với chất gây dị ứng từ chó mèo. bên cạnh việc tránh các chất gây dị ứng thì bạn có thể dùng phương pháp điều trị khác để kiểm soát các triệu chứng.

1. Thu*c

Bác sĩ có thể chỉ định một trong những loại Thu*c sau để cải thiện triệu chứng dị ứng mũi:

    Thu*c kháng histamin giúp làm giảm sản xuất hóa chất gây dị ứng, giảm ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi. Thu*c kháng histamin kê đơn được dùng dưới dạng xịt mũi như azelastine (Astelin, Astepro) và olopatadine (Patanase); Thu*c kháng histamin dạng uống kê đơn như levocetirizine (Xyzal) và desloratadine (Clarinex) hoặc không kê đơn như fexofenadine (Allegra), loratadine (Claritin, Alavert) và cetirizine (Zyrtec).

2. Phương pháp điều trị khác

Một số phương pháp điều trị khác có thể được áp dụng như:

    Liệu pháp miễn dịch được thực hiện thông qua một loạt các mũi tiêm dị ứng. Một lượng nhỏ chất gây dị ứng được tiêm với liều tăng dần trong khoảng bốn đến sáu tháng. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được sử dụng trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không đạt kết quả.

Phòng ngừa dị ứng chó mèo

Để ngăn ngừa dị ứng thì bạn nên tránh hoặc giảm tiếp xúc với chó mèo. nếu có một con chó hoặc mèo và bị dị ứng với nó thì hãy xem xét việc đưa chó mèo đến một nơi khác. sau đó, hãy dọn dẹp ngôi nhà của mình:

    Thay thế hoặc di chuyển đồ nội thất nếu có thể, vì làm sạch không thể loại bỏ tất cả các chất gây dị ứng.

còn nếu không thể đem chó mèo ra khỏi nhà, bạn nên có biện pháp để giảm thiểu tiếp xúc với chất gây dị ứng:

    Tắm cho chó mèo thường xuyên

Trên đây là những thông tin cần biết về dị ứng chó mèo, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/di-ung-cho-meo-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-phong)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY