Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Dị ứng mỹ phẩm: Những điều phái đẹp nên hiểu rõ

Khi bị dị ứng mỹ phẩm, bạn chẳng những không thể làm đẹp như mong muốn mà còn có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe.

Dị ứng mỹ phẩm là tình trạng phản ứng không mong muốn xảy ra trên cơ thể do sử dụng một sản phẩm mỹ phẩm. Triệu chứng dị ứng mỹ phẩm có thể thay đổi từ phản ứng nhẹ trên da đến các triệu chứng nghiêm trọng khác. Đôi lúc làn da của bạn sẽ phản ứng ngay lập tức với mỹ phẩm, nhưng cũng có thể mất vài năm mới có dấu hiệu dị ứng.

Bạn có thể dị ứng với bất kỳ sản phẩm nào từ các sản phẩm chăm sóc tóc, trang điểm đến nước hoa và kem dưỡng da. Dưới đây bạn hãy cùng tìm hiểu về dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm, các thành phần có thể gây kích ứng, cách phòng ngừa và cách xử lý khi bị dị ứng mỹ phẩm nhé!

Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm

Một số mỹ phẩm có thể gây viêm da tiếp xúc (tình trạng da bị ngứa, đỏ, phát ban…). Có hai loại viêm da chính do các sản phẩm mỹ phẩm gây ra bao gồm:

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Viêm da tiếp xúc kích ứng là tình trạng da kích ứng và nhạy cảm khi tiếp xúc với một số hóa chất mỹ phẩm. Loại phản ứng này phát triển nhanh chóng, chỉ trong vài phút hoặc vài giờ tiếp xúc. Tuy nhiên, đôi khi làn da của bạn có thể mất vài ngày hoặc vài tuần mới xuất hiện triệu chứng.

Thông thường, viêm da tiếp xúc kích ứng có thể dễ bị nhầm lẫn với phản ứng dị ứng, mặc dù có một số triệu chứng giống nhau. Điều này là do chỉ có làn da của bạn phản ứng với thành phần, không phải tổng thể hệ thống miễn dịch. Nói cách khác, viêm da tiếp xúc kích thích là một tình trạng phổ biến xảy ra ở phần da bạn sử dụng mỹ phẩm.

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong mỹ phẩm. Loại phản ứng dị ứng này thường nghiêm trọng và dữ dội. Tình trạng này thường mất 12 giờ để hiển thị các dấu hiệu ban đầu và dần rõ rệt hơn trong khoảng 48 giờ tiếp xúc.

So với các bộ phận khác trên cơ thể, khuôn mặt của bạn tiếp xúc nhiều nhất với mỹ phẩm. Đó là lý do tại sao trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng xuất hiện chủ yếu trên khuôn mặt. Một số triệu chứng phổ biến của phản ứng dị ứng bao gồm:

Ngứa ngáy

Thành phần kích thích dị ứng mỹ phẩm

Các thành phần trong mỹ phẩm có thể khiến bạn bị dị ứng mỹ phẩm bao gồm:

1. Chất có mùi thơm

Không chỉ riêng nước hoa, mà ngay cả các loại kem chăm sóc da, serum, dầu gội hay các sản phẩm mỹ phẩm khác có mùi thơm khác cũng có thể gây dị ứng da. Người bị dị ứng với mùi thơm có thể bị phát ban, hắt hơi, khò khè hoặc đau đầu, hay thậm chí có thể gây ra vấn đề hô hấp. Ngay cả những sản phẩm được dán nhãn là không có mùi hương cũng thường chứa một chút hóa chất để lấn át mùi thành phần và tạo ra hiệu ứng không có mùi hương.

Nếu bạn bị dị ứng với sản phẩm có mùi, hãy chuyển sang các sản phẩm không có mùi thơm hoặc sản phẩm hương tự nhiên lành tính.

2. Kim loại

Các thành phần kim loại như kẽm, coban, sắt, chì, thủy ngân và nhôm được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như sơn móng tay, bút kẻ mắt, son môi và thậm chí cả kem đánh răng. Một số người có da nhạy cảm có thể bị dị ứng với những chất này.

Cách tốt nhất là bạn nên chuyển sang trang điểm loại sử dụng thành phần khoáng chất và chất khử mùi tự nhiên, tránh sử dụng mỹ phẩm có chứa sắc tố kim loại. Ngoài ra, trước khi dùng bất kỳ sản phẩm mới nào, bạn hãy bôi thử trên da tay để kiểm tra phản ứng.

3. Chất làm sạch

Natri laureth sulfate và natri lauryl sulfate là chất tẩy rửa phổ biến được sử dụng trong hầu hết mọi sản phẩm làm sạch, như sữa tắm, dầu gội và xà phòng trẻ em. Những chất này có thể gây kích ứng da, da khô và phát ban. Do đó bạn hãy kiểm tra kỹ thành phần trước khi sử dụng, đồng thời có thể thử dùng xà phòng, dầu gội và sữa tắm hữu cơ.

4. Chất làm mềm da

Chất làm mềm da vốn không xấu vì chúng thực sự mang lại hiệu quả cho làn da của bạn. Vấn đề là không phải tất cả các chất làm mềm da đều phù hợp với mọi loại da. Các chất làm mềm phổ biến nhất được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm bao gồm bơ ca cao, lanolin, isopropyl palmitate, isosterate, bơ dừa và myristyl lactate. Những chất làm mềm da này có thể gây ra mụn, đặc biệt là nếu bạn có làn da dễ bị mụn trứng cá.

Nếu bạn có làn da nhờn và dễ bị mụn trứng cá, bạn hãy sử dụng kem nền dạng nước và không gây mụn. Điều này sẽ giữ ẩm cho làn da mà không gây ra mụn.

5. Tinh dầu

Thông thường việc sử dụng tinh dầu thiên nhiên là một trong những cách hiệu quả an toàn cho làn da. Tuy nhiên bạn vẫn có thể có nguy cơ bị dị ứng với các thành phần tự nhiên. Ngày nay, tinh dầu có thể được tìm thấy trong các loại kem, huyết thanh, sữa rửa mặt, tẩy tế bào ch*t và hầu hết tất cả các sản phẩm chăm sóc da.

Tinh dầu rất tốt cho những người có thể sử dụng được mà không gây hại. Tuy nhiên nếu bạn bị dị ứng với tinh dầu, chúng có thể gây phát ban, khiến da khô, nổi mụn, đỏ và các phản ứng dị ứng khác.

6. Axit cho da mặt

Axit dùng cho da mặt có thể gây ra phản ứng ban đầu, thường không phải là phản ứng dị ứng. Axit có thể gây ra sự tróc da, xuất hiện mụn và làm khô da. Điều này do các axit dùng cho da mặt, chẳng hạn như axit salicylic và retinol thúc đẩy tổng hợp collagen, có thể phá vỡ cấu trúc làn da ban đầu.

Cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu trước khi sử dụng axit cho da mặt. Họ là chuyên gia có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về làn da của bạn và cách phản ứng với các sản phẩm.

Cách phòng ngừa dị ứng mỹ phẩm

Để phòng ngừa dị ứng mỹ phẩm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Bạn không nên quá trông mong về tác dụng làm đẹp được quảng cáo về một sản phẩm mà sử dụng liều lượng quá mức cho phép. Điều này sẽ gây ra tác dụng ngược đối với da.

Bạn cần thử phản ứng trên da trước khi sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là những mỹ phẩm mới sử dụng lần đầu. Bạn có thể thử phương pháp thử ở mặt trong cánh tay trong 24 – 48 giờ. Nếu không thấy dị ứng có nghĩa là bạn có thể dùng được loại mỹ phẩm đó trên da mặt.

Giá cả thường đi kèm với chất lượng. Bạn không nên tin vào quảng cáo giá rẻ để mua mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và kém chất lượng. Điều này để gây hư hại da, thậm chí khiến da không thể hồi phục.

Bạn nên rửa tay và mặt sạch trước khi trang điểm. Đồng thời bảo quản và giữ vệ sinh đồ dùng cẩn thận, không dùng chung mỹ phẩm với người khác, tránh ánh nắng và nhiệt độ cao.

Đối với người có cơ địa dị ứng như hen suyễn, mề đay, chàm, viêm da dị ứng… bạn cần hạn chế sử dụng mỹ phẩm. Đồng thời, bạn cần lựa chọn sản phẩm lành tính và có thành phần tự nhiên hoặc do bác sĩ tư vấn.

Dị ứng mỹ phẩm phải làm sao?

Điều đầu tiên và cơ bản nhất mà bạn cần làm nếu nghi ngờ rằng mình bị dị ứng chính là ngừng sử dụng sản phẩm. Một khi bạn ngừng sử dụng, tình trạng kích thích sẽ giảm xuống. Phản ứng nhẹ thường giảm trong vài giờ và đôi khi không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu ngay lập tức. Họ có thể kê toa Thu*c bôi hoặc Thu*c mỡ nhằm giúp giải quyết vấn đề. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác của phản ứng dị ứng. Đồng thời có thể yêu cầu bạn ngừng sử dụng tất cả các sản phẩm và sau đó giới thiệu những loại khác an toàn hơn cho da của bạn.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm, các thành phần có thể gây kích ứng, cách phòng ngừa và xử lý khi bị dị ứng mỹ phẩm. Mỹ phẩm chỉ có tác dụng làm đẹp bên ngoài, bạn cần kết hợp làm đẹp bên trong bằng chế độ dinh dưỡng và thói quen lành mạnh. Đừng lạm dụng quá nhiều mỹ phẩm, bạn có thể làm đẹp mà không đẹp đấy!

Hoàng Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.net.vn/di-ung-my-pham-nhung-dieu-phai-dep-nen-hieu-ro-68496.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY