Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Dịch bệnh tay chân miệng: Áp lực dồn về thành phố

Nhiều ca bệnh tay chân miệng từ các tỉnh đang dồn về những TP lớn, khiến các nơi này có nguy cơ trở thành những ổ dịch.
Bệnh nhân từ tỉnh chiếm 80-90%

Mặc dù tổng số ca mắc tay chân miệng">bệnh tay chân miệng (TCM) tại TPHCM có chựng lại so với những tháng cao điểm (từ tháng 8 trở về trước), nhưng lượng bệnh nhi TCM điều trị nội trú tại Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TPHCM) không hề giảm. Khoa Nhiễm của BV này vẫn quá tải như lúc cao điểm, với bình quân luôn có hơn 150 bệnh nhi TCM nằm viện. Nguyên nhân là do bệnh nhi từ các tỉnh đổ dồn về.
''Một khi bệnh nhi tay chân miệng dồn về TP quá đông, các y, bác sĩ bệnh viện TP làm việc quá tải, điều đó dễ dẫn đến nguy cơ sai sót, mà sai sót có khi phải trả giá bằng mạng sống'' - Một BS của BV tuyến trên TPHCM. Theo bác sĩ (BS) Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1: “Những tuần qua, tình hình điều trị, chăm sóc bệnh TCM ở khoa vẫn “căng” như trước, có hôm bệnh nhi ở các tỉnh đổ dồn về quá nhiều, chiếm hơn 80%; riêng các ca nặng thì chiếm khoảng 90% trong số các ca nặng nằm viện”. Còn tại khoa Nhiễm BV Nhi đồng 2 (TPHCM) những ngày qua số trẻ mắc TCM nằm viện dao động từ 110 - 130 ca, trong đó bệnh nhi từ các tỉnh luôn chiếm từ 50 - 60% số trẻ nằm viện. “Một khi bệnh nhi TCM dồn về TP quá đông, các y, BS BV TP làm việc quá tải, điều đó dễ dẫn đến nguy cơ sai sót, mà sai sót có khi phải trả giá bằng mạng sống”, một BS điều trị tại BV tuyến trên TPHCM lo ngại.

Theo các BS, sở dĩ bệnh nhi dồn về TP nhiều là do thời gian gần đây bệnh TCM tấn công nhiều tại các tỉnh, BV tuyến tỉnh thiếu người, thiếu trang thiết bị điều trị các ca bệnh nặng, người nhà lo lắng tự chuyển lên... Bên cạnh đó, còn có những trẻ mắc TCM nặng cần phải dùng đến Thu*c trị là gammaglobuline, bình quân tốn khoảng 15-20 triệu đồng/bệnh nhi, có ca nặng lên đến 40-50 triệu đồng, nhưng bệnh nhi ở các tỉnh không được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả tiền sử dụng Thu*c này, cho dù là trẻ dưới 6 tuổi. Vì thế, nhiều BV tuyến dưới chuyển bệnh nhi TCM lên TPHCM (trẻ dưới 6 tuổi ở TPHCM thì được BHYT chi trả tiền Thu*c gammaglobuline). Nhiều BS bức xúc: nếu BHYT không chi trả thì Nhà nước, cụ thể là UBND các địa phương phải xem xét chi trả cho trẻ, vì trẻ dưới 6 tuổi phải được miễn phí. Chi phí điều trị gammaglobuline quá cao, nếu các địa phương không hỗ trợ chi trả sẽ rất khó khăn cho các trẻ gia đình nghèo; chưa kể với những ca nặng, nếu chuyển đi sẽ nguy hiểm cho sức khỏe bệnh nhi. BS Khanh cho biết, nếu trẻ mắc TCM từ độ 2B trở lên (cao nhất là độ 4) cần phải điều trị bằng gammaglobuline. Trong số bệnh nhi mắc TCM nhập BV Nhi đồng 1 có khoảng 10% cần dùng đến gammaglobuline. Nguy cơ lây lan ra cộng đồng Trước tình trạng lượng bệnh TCM các tỉnh dồn về TP quá đông, BS Nguyễn Đắc Thọ - Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) TPHCM cảnh báo: “So với lúc cao điểm, với hơn 500 ca mắc TCM/tuần, hiện TPHCM còn trên dưới 300 ca mắc/tuần. Tuy nhiên, TP đang bị áp lực do bệnh TCM từ các tỉnh đổ về rất đông. Điều này sẽ là nguy cơ làm lây lan trở lại bệnh TCM tại TP”. TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu - Giám đốc TTYTDP TPHCM phân tích sâu thêm: “Lo ngại của các BS về bệnh TCM lây lan, khiến TP là nơi hứng chịu ổ dịch là có cơ sở. Khi bệnh nhi từ các tỉnh đổ dồn về TP quá đông, sẽ có nguy cơ lây lan bệnh TCM từ BV ra cộng đồng". Tuần trước, bệnh nhi N.K 28 tháng tuổi (nhà ở Q.11, TPHCM) ban đầu vào một BV nhi điều trị một bệnh khác, sau đó về bệnh trở nặng đưa lại vào BV thì được chẩn đoán mắc TCM, do bệnh quá nặng bé đã Tu vong . Với ca này, có BS nghĩ đến không loại trừ yếu tố có thể bé bị lây lan mầm bệnh TCM ở lần vào viện trước đó. Theo ông Phạm Lương Sơn - Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (thuộc Bảo hiểm xã hội VN): Thu*c gammaglobuline trong danh mục được BHYT thanh toán, nhưng theo quy định của Bộ Y tế Thu*c chỉ sử dụng cho BV hạng 1 và BV hạng 2. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Bộ Y tế có thể xem xét ra một "cơ chế riêng" để BV chưa nằm trong hạng được sử dụng Thu*c này cho bệnh nhi mắc TCM có chỉ định. Tuy nhiên, việc đưa ra "cơ chế riêng" này cần cân nhắc vì sử dụng Thu*c còn liên quan đến năng lực chuyên môn, vì Thu*c nào cũng có thể gây nên những phản ứng không mong muốn mà với Thu*c tiêm truyền thì nguy cơ này càng cao hơn. Như vậy tốt nhất với trẻ TCM nặng nên được chuyển lên tuyến điều trị có năng lực chuyên môn phù hợp để đảm bảo cho trẻ được chữa trị trong điều kiện tốt nhất có thể. Tuy nhiên, theo các BS, việc sử dụng Thu*c gammaglobuline không có gì khó cả, ngành y tế cần linh động, điều chỉnh, tập huấn để các BV tuyến dưới có thể dùng nó khi cần thiết trong lúc dịch bệnh đang xảy ra nhiều. Vì, với những ca nặng, nếu BV tuyến dưới có khả năng, có Thu*c men điều trị không phải chuyển trẻ đi là rất có lợi cho sức khỏe bệnh nhi.

Theo Thanh Tùng, Liên Châu - Thanh Niên

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dich-benh-tay-chan-mieng-ap-luc-don-ve-thanh-pho-10061.html)

Tin cùng nội dung

  • Chúng ta không thể phủ nhận rằng người cao tuổi (NCT) là một vốn quý, một tiềm năng giàu có về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sống... tuy nhiên, sự đóng góp của NCT vẫn chưa được biết đến đầy đủ.
  • Nếu bị kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa, chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà.
  • Đã có số điện thoại của đội cứu hỏa, chuông báo cháy vẫn chưa đủ, bạn phải chuẩn bị cho chính mình tâm lý vững vàng và kỹ năng thoát hiểm an toàn.
  • Áp lực phải thi đỗ đại học kiến nhiều học sinh lo lắng phải mất ăn mất ngủ... Và khi bị căng thẳng thì có bao câu chuyện đau lòng xảy ra.
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY