Theo PGS.TS. Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus và có biểu hiện giống nhau.
Gần đây, cộng động xôn xao về trường hợp nam thanh niên ở Hà Nội Tu vong do sốt xuất huyết. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngưng tim. Dù được cứu chữa nhưng không qua khỏi.
Trước đó bệnh nhân có biểu hiện sốt cao và tự truyền dịch ở nhà. Khi vào viện tình trạng ngừng tuần hoàn đã xảy ra 30 phút.
Một trường hợp khác cũng bị sốt cao. Bệnh nhân lại từ Đà Nẵng đi công tác về. Nhưng kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính còn công thức máu thì tiểu cầu hạ kèm da xung huyết đỏ, lúc này xét nghiệm test Dengue NS1 dương tính.
Bệnh nhân được kết luận mắc sốt xuất huyết, được điều trị theo phác đồ sốt xuất huyết: truyền dịch, hạ sốt. Sau 4 ngày điều trị theo đúng phác đồ của bệnh, hiện tình trạng của bệnh nhân đã ổn định.
Bệnh sốt xuất huyết và Covid-19 đều do virus gây ra với các biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như: biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người.
Tuy nhiên, PGS Cường cho biết đây là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau. Covid-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi truyền.
Ngoài ra sốt xuất huyết điển hình có biểu hiện da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ, nặng hơn có xuất huyết hoặc dẫn đến sốc do máu bị cô đặc.
Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thì ngoài yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người mắc Covid-19 thì còn có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, ngạt mũi,… nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp.
Còn bệnh sốt xuất huyết, sau thời gian ủ bệnh từ 3-14 ngày, những người bị nhiễm virus Dengue có mức độ biểu hiện khác nhau:
Sốt xuất huyết Dengue: chủ yếu gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành. Đặc trưng là sốt cao đột ngột kèm theo những triệu chứng không đặc hiệu khác, bao gồm đau đầu vùng trán, đau sau hốc mắt, đau mỏi thân mình, buồn nôn, nôn, đau khớp, yếu người, và phát ban.
Bệnh nhân cũng có thể biếng ăn, nhạt miệng, đau họng nhẹ. Giai đoạn biểu hiện bệnh thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Đa số các trường hợp này bệnh nhân sẽ được điều trị ngoại trú.
Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo. Báo động bệnh có khả năng cao diễn tiến nặng và bệnh nhân cần điều trị tại bệnh viện.
Sốt xuất huyết Dengue nặng: bao gồm thể sốc, thể sốc nặng, thể xuất huyết nặng và thể suy tạng. Tỉ lệ bệnh nhân ở mức độ này thấp, và bệnh nhân phải nhập viện điều trị.
Hiện nay chưa có Thu*c đặc trị, điều trị bằng Thu*c chỉ điều trị hỗ trợ tức là làm giảm triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, đau nhức… và nâng đỡ thể trạng cho bệnh nhân. Theo nghiên cứu ở Puerto Rico về sốt xuất huyết, có 54% trường hợp được báo cáo tăng men gan vì vậy bệnh nhân cần sử dụng theo đúng liều lượng và loại Thu*c được bác sĩ cân nhắc dựa trên tình trạng bệnh.
Những trường hợp bị sốt xuất huyết sau đó gây chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng, rong kinh hoặc rong huyết ở nữ, nôn ói ra máu, đi đại tiện phân máu hoặc đen sệt như bã cà phê.
Hạ sốt hoặc còn sốt nhưng vật vã, lừ đừ, li bì đặc biệt từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh cần tới bệnh viện ngay lập tức vì có thể xuất hiện biến chứng nặng của bệnh.
Đối với sốt xuất huyết, hiện chưa có vắc xin dự phòng sốt xuất huyết. Bệnh không lây trực tiếp giữa người với người mà lây truyền qua trung gian muỗi nên để biện pháp dự phòng hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng và tránh muỗi đốt.
Chủ đề liên quan:
Bệnh nhân 793 ở Bắc Giang trở nặng nhanh bệnh nhân nhập viện bệnh nhiệt đới bệnh sốt xuất huyết bệnh truyền nhiễm bệnh viện bạch mai đặt nội khí quản đi công tác kết quả xét nghiệm Ngọc Anh phải thở máy sốt xuất huyết