Tin tức hôm nay

Tin tức

Điểm tựa tinh thần cho bệnh nhân ghép tế bào gốc

12 năm sau khi được các bác sĩ tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương triển khai ca ghép tế bào gốc đồng loài đầu tiên điều trị khỏi bệnh ung thư máu, anh Lâm Tiến Bình đã có cuộc sống khỏe mạnh. Anh là một trong số 445 người đã tìm thấy cuộc đời mới sau khi được ghép tế bào gốc.

Chiều 29-12, viện huyết học – truyền máu trung ương chính thức ra mắt câu lạc bộ bệnh nhân ghép tế bào gốc, trở thành một điểm tựa cho người bệnh máu, chỉ còn cơ hội sống sót duy nhất nhờ ghép tế bào gốc.

Nhiều cuộc đời “tái sinh” nhờ ghép tế bào gốc

Lâm tiến bình (lạng sơn) mắc căn bệnh lơ xê mi kinh (rối loạn sinh tủy) năm 2008. anh không có lựa chọn nào khác phải ghép tế bào gốc đồng loài.

Bsck 2 võ thị thanh bình, trưởng khoa ghép tế bào gốc, viện huyết học – truyền máu trung ương kể, ê-kíp bác sĩ vô cùng cân não trước ca ghép đầu tiên này với nguồn tế bào gốc được cho từ người anh trai ruột. nguy cơ thải ghép rất cao, lúc đó, việt nam chưa từng triển khai ca ghép tế bào gốc đồng loài nào.

“Rất may mắn, ngay ca đầu tiên ghép đồng loài, chúng tôi đã thành công. Nếu không, có lẽ chúng tôi không đủ tự tin để triển khai thêm một ca nào nữa”, BS Bình kể.

Anh bình cho biết, kể từ sau khi kết thúc ca ghép tế bào gốc tại viện, anh chỉ phải dùng Thu*c thêm sau tháng sau đó theo chỉ định của bác sĩ. và kể từ đó đến nay đã 12 năm trôi anh vẫn rất khỏe mạnh, sống một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình và không phải điều trị thêm bất kỳ một loại Thu*c nào. anh bảo, tuân thủ phương pháp điều trị là điều kiện tiên quyết quyết định thành công ghép tế bào gốc.

13 năm trước, Dương Thị Chiến (sinh năm 1992, quê Hà Tĩnh) phát hiện bệnh khi có khối u to ở bụng, sưng nách. Em được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu kinh dòng tủy, một loại bạch cầu thể mạn. Bảy năm ròng rã dùng Thu*c, bệnh ngày càng nghiêm trọng, chỉ nôn, không ăn được, cơ thể gầy xác xơ. Chiến chỉ có hai lựa chọn, một là ghép thành công sẽ sống khỏe mạnh, hoặc là cơ thể không phù hợp ghép sẽ Tu vong.

Điểm tựa tinh thần cho bệnh nhân ghép tế bào gốc -0 BSCK 2 Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Ghép tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.

Đây là một trường hợp đặc biệt trong số các ca được ghép tế bào gốc tại viện huyết học – truyền máu trung ương. sau ghép, chiến nôn ra máu, cơ thể suy kiệt. bốn tháng đầu, gien bệnh vẫn dương tính. “tôi nghĩ, chắc mình không còn duyên với cuộc đời nữa. tôi bị sụp đổ hoàn toàn”. nhưng nghĩ đến số tiền cả nhà phải đi vay nợ cứu sống mình, chiến cố gắng từng ngày. tháng thứ 5, các chỉ số của chiến vô cùng tốt và chiến đã có cuộc đời mới khỏe mạnh suốt sáu năm qua.

Mắc bệnh suy tủy xương từ năm 2015, có nguy cơ Tu vong cao nếu không ghép, dương thị xuân (sinh năm 1991) mất gần một năm điều trị bằng atg – phương pháp tiên tiến trong điều trị suy tủy xương nhưng vẫn thất bại. một năm trời sống trong viện, cơ thể suy kiệt, tủy mỡ hóa 90%, nguy cơ Tu vong cao, xuân chỉ còn cách phải ghép tế bào gốc.

Sau ghép hai tháng, X. bị nhiễm khuẩn huyết, sốt, cơ thể mệt mỏi không nhấc nổi người khỏi giường. Bác sĩ dặn gia đình phải chuẩn bị tinh thần. X. nén nước mắt dặn mẹ đang chăm mình trong viện: Nếu con có vấn đề gì, mẹ đừng buồn, đừng khóc. X. cũng gọi điện cho chồng dặn dò chăm con thật tốt nếu mình không qua khỏi. “Đó là quãng thời gian ba ngày vô cùng đau đớn, căng thẳng. Tôi đã nghĩ mình không có cơ hội được gặp lại con”, X. tâm sự.

Nhưng đó là câu chuyện của bốn năm trước. hôm nay, lại buổi sinh hoạt đầu tiên của câu lạc bộ bệnh nhân ghép tế bào gốc, x. đã là một người khỏe mạnh. trên nhóm zalo của câu lạc bộ, x. là người chia sẻ rất nhiệt tình với những người đang chuẩn bị sức khỏe, tâm lý cho một cuộc tái sinh trong cuộc đời mình.

14 năm vượt qua thách thức, làm điểm tựa cho người bệnh

Bsck 2 võ thị thanh bình cho biết, trong 14 năm qua, từ khi triển khai được ca ghép tự thân từ năm 2004, viện đã thực hiện được 445 ca ghép tế bào gốc, trong đó có 234 ca ghép tự thân, 211 ca ghép đồng loài.

Riêng về ghép đồng loài, viện đã nghiên cứu và triển khai được nhiều kỹ thuật ghép phức tạp, từ nhiều nguồn tế bào gốc khác nhau như: ghép tế bào gốc máu dây rốn (cùng huyết thống và không cùng huyết thống), ghép nửa hoà hợp (ghép haplotype), ghép nửa hoà hợp kết hợp với tế bào gốc máu dây rốn...

Năm 2014, viện huyết học - truyền máu trung ương là đơn vị đầu tiên thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng (không cùng huyết thống), đem lại cơ hội hồi sinh cho cả những người bệnh không tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp từ người thân.

Bs bình cho biết, trong quá trình ghép tế bào gốc, người bệnh phải trải qua một khoảng thời gian dài (từ 1 - 3 tháng) trong phòng cách ly, phải vượt qua quá trình điều trị hóa chất liều cao, có tác dụng mạnh hơn, giúp tiêu diệt tế bào ác tính, tế bào miễn dịch tồn dư trong cơ thể, tạo “điều kiện” tốt để khi tế bào gốc vào cơ thể có thể phát triển ổn định. hóa chất liều cao đồng thời cũng tiêu diệt các tế bào lành tính, dẫn đến tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng, xuất huyết, viêm loét...

Điểm tựa tinh thần cho bệnh nhân ghép tế bào gốc -0 Câu lạc bộ là điểm tựa về tinh thần cho những người đã và đang chuẩn bị bước qua cửa ải vô cùng thách thức - ghép tế bào gốc.

“đối với người bệnh, quá trình ghép tế bào gốc là một hành trình đầy khó khăn và thử thách cả về tinh thần và thể chất. đã có nhiều người bệnh gọi đó là một cuộc chiến “sinh tử”, “như được sinh ra lần thứ 2”. vì thế, người bệnh thực sự rất cần có thêm kiến thức từ các chuyên gia/bác sĩ để có biện pháp chăm sóc, duy trì sức khỏe. đồng thời, họ cũng cần sự chia sẻ, động viên, cần được truyền thêm hy vọng và động lực từ những người bệnh đã ghép tế bào gốc để vượt qua cuộc chiến cam go bệnh tật”, bs bình chia sẻ.

Từ lý do đó, viện huyết học - truyền máu trung ương đã thành lập câu lạc bộ bệnh nhân ghép tế bào gốc nhằm hỗ trợ người bệnh nói chung và người bệnh có nhu cầu/cơ hội ghép tế bào gốc thêm thông tin, kiến thức về ghép tế bào gốc. câu lạc bộ cũng sẽ hỗ trợ người bệnh ghép được cập nhật kiến thức chăm sóc trước, trong và sau quá trình ghép, và tập hợp những người bệnh ghép thành công để tạo thêm động lực và minh chứng cho hiệu quả của việc ghép tế bào gốc trong điều trị bệnh máu...

Bs bình chia sẻ, việc thành lập câu lạc bộ bệnh nhân ghép là nguyện vọng, mong muốn tha thiết của người bệnh và cũng là trăn trở của các y, bác sĩ. hy vọng rằng, câu lạc bộ sẽ trở thành điểm tựa tinh thần của người bệnh, là cầu nối để đội ngũ nhân viên y tế chăm sóc, hỗ trợ tốt hơn cho người bệnh ghép.

Chỉ định ghép tế bào gốc cho bệnh máu

Ghép tự thân: Bệnh ác tính: Đa u tủy xương, U lympho Hodgkin, U lympho không Hodgkin, Lơ-xê-mi cấp tiền tuỷ bào….

Ghép đồng loài:

Bệnh ác tính: Lơxêmi cấp dòng tủy và lympho, U Lympho không Hodgkin, U lympho Hodgkin, Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, Hội chứng rối loạn sinh tủy;

Bệnh lành tính: Suy tủy xương, Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, Thiếu máu Fanconi, Thalassemia, Thiếu máu Diamond-Blackfan...

Kết quả ghép:

Ghép đồng loài có thời gian sống sau năm năm khoảng 70-80% ở bệnh lý suy tuỷ xương/Đái huyết sắc tố; khoảng 70-80% ở bệnh lý thalassemia và 50-60% ở nhóm bệnh ác tính.

Ghép tự thân có tỷ lệ sống hơn năm năm trung bình 60-70%.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/diem-tua-tinh-than-cho-benh-nhan-ghep-te-bao-goc-629980/)

Tin cùng nội dung

  • Tôi hay nghe nói đến cụm từ xét nghiệm tế bào để tầm soát ung thư. Có thể tự ý đi xét nghiệm được không? Sự khác nhau giữa xét nghiệm này và sinh thiết? Độ chính xác? Giá cả và thời gian trả kết quả xét nghiệm tế bào? Nhờ Mangyte tư vấn giúp tôi. (Nguyễn Bảo Thoa)
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY