Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Điều chỉnh quy trình khám, phân loại bệnh sốt xuất huyết tạo thuận lợi cho người dân

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu rà soát, điều chỉnh các quy trình tiếp nhận, sàng lọc, phân loại ca bệnh để tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh đến khám và điều trị sốt xuất huyết. Tư vấn cho người bệnh điều trị đúng tuyến để giảm quá tải cho tuyến trên.
Thống kê của Bộ Y tế, cả nước hiện ghi nhận 87.806 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 6 trường hợp Tu vong. So với cùng kỳ năm 2018 số mắc tăng 3,1 lần (năm 2018 số mắc cùng kỳ là 28.039, Tu vong là 8 trường hợp).

Tại Hà Nội, thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 998 trường hợp mắc sốt xuất huyết và không có Tu vong.

Trước thực tế đó, Sở Y tế Hà Nội có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị y tế trong và ngoài công lập tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống và điều trị sốt xuất huyết.

Xin ý kiến nhà khoa học phòng chống SXH phù hợp với Hà Nội

Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội xin ý kiến các nhà khoa học về giải pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết phù hợp với diễn biến dịch và tình hình thực tế tại Hà Nội.

Cùng với đó là làm tốt các hoạt động chuyên môn phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và thường xuyên cảnh báo các đơn vị về nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết. Tích cực tuyên truyền, giáo dục sức khỏe với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú, dễ hiểu, dễ thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong công tác phòng chống sốt xuất huyết.

Cụ thể tuyên truyền để người dân ngủ phải nằm màn, vệ sinh môi trường loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, diệt bọ gậy. Bên cạnh các hình thức truyền thông qua tờ rơi, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, nói chuyện tại cộng đồng,

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cần phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng đưa tin về tình hình dịch sốt xuất huyết và các biện pháp phòng chống để người dân biết cách thực hiện và tích cực tham gia phòng chống sốt xuất huyết tại cộng đồng. Đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong việc phun hóa chất chủ động phòng chống sốt xuất huyết.

Đối với TTYT các quận, huyện, thị xã tổ chức truyền thông bằng loa cầm tay, loa kéo tại các nơi có nguy cơ cao và nơi đang có bệnh nhân sốt xuất huyết. Tăng cường giám sát ca bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng, tại các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp. Củng cố lại đội chống dịch cơ động cũng như có kế hoạch bổ sung nhân lực, trang thiết bị, hóa chất đáp ứng công tác phòng chống dịch.


Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân điều trị bệnh sốt xuất huyết. Ảnh minh hoạ.

Vào từng hộ gia đình hướng dẫn và trực tiếp thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu, TTYT quận, huyện, thị xã cần phối hợp với phòng y tế tham mưu cho Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn. Cụ thể là Ban chỉ đạo phòng chống dịch các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn ban hành nghị quyết chuyên đề về phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Đồng thời, rà soát, kiện toàn lại thành phần Đội xung kích và Tổ giám sát phòng chống dịch sốt xuất huyết và tập huấn lại chuyên môn kỹ thuật cho các thành viên. Yêu cầu các thành viên đội xung kích vào từng hộ gia đình để hướng dẫn và trực tiếp thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy ở các dụng cụ chứa nước có bọ gậy.

Tại các xã, phường, thị trấn tổ chức họp dân phố, cụm dân cư để tuyên truyền trực tiếp cho người dân về tình hình dịch tại khu vực người dân đang sinh sống và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Điều trị tích cực, cách ly tránh lây nhiễm chéo

Tại các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập, Sở Y tế yêu cầu rà soát, điều chỉnh các quy trình tiếp nhận, sàng lọc, phân loại ca bệnh để tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh đến khám và điều trị sốt xuất huyết. Tư vấn cho người bệnh điều trị đúng tuyến để giảm quá tải cho tuyến trên.

Từng đơn vị cần có kế hoạch điều chuyển, bổ sung giường bệnh để người mắc bệnh dịch sốt xuất huyết không phải nằm ghép. Chuẩn bị đủ nhân lực, trang thiết bị, Thu*c, dịch truyền, máu và chế phẩm máu, các lưu đồ xử trí để cấp cứu cho người bệnh mắc sốt xuất huyết.

Sở Y tế lưu ý các đơn vị khám chữa bệnh, tiếp nhận và điều trị tích cực cho người bệnh mắc sốt xuất huyết, có biện pháp cách ly để hạn chế lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế. Đặc biệt với những trường hợp bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nặng, vượt quá khả năng điều trị cần xử lý tích cực và chuyển tuyến trên kịp thời.

T.H

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ra-soat-quy-trinh-kham-phan-loai-ca-benh-sot-xuat-huyet-tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-nguoi-dan-n160478.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) – Bệnh viêm tai giữa thông thường nếu điều trị không triệt để dễ bị tái phát dẫn đến nhiễm trùng và gây biến chứng.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Trào ngược dạ dày - thực quản tuy ít ảnh hưởng đến tính mạng nhưng những khó chịu, biến chứng... làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY