Dinh dưỡng hôm nay

Điều trị chuột rút co cứng

Bình thường chuột rút không kéo dài và không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc thì có thể bị T*i n*n, chuột rút khi đang bơi lội có thể làm bệnh nhân bị ch*t đuối

- Biện pháp xử trí khi bị chuột rút là: xoa bóp bắp thịt bị co rút nhẹ nhàng.

- Nên đeo giày vừa chân, gót giày không quá cao.

- Có thể dùng Thu*c uống theo chỉ định của thày Thu*c để bổ sung các chất như Ca, K, Mg, Thu*c thư giãn cơ.

Nếu chuột rút ở bắp chân: Khi bị chuột rút, cả khối cơ bị co lại, lồi lên, ấn thấy cứng và rất đau, bàn chân không co duỗi được, các ngón chân quặp lại, ngón cái ngoặt ra ngoài hoặc vênh lên. Khi lâm vào trạng thái này, cần tiến hành một số thao tác xoa bóp sau đây:

+ Dùng hai bàn tay ôm lấy bắp chân và vuốt từ trên xuống dưới tận gót chân nhiều lần với một lực vừa phải.

+ Nhè nhẹ vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn lên phía trần nhà, hướng về đầu gối.

+ Dùng ngón giữa bàn tay phải day bấm huyệt ủy trung trong 1 phút. Vị trí huyệt ủy trung: ở giữa nếp ngang giữa khe chân.

+ Dùng ngón cái bàn tay bên đối diện day bấm huyệt thừa sơn trong 1 phút. Vị trí huyệt thừa sơn: nằm ở khu vực giữa bắp chân, trong chỗ lõm của của khe hai bắp thịt (kiễng bàn chân chỗ lõm sẽ hiện rõ).

+ Dùng ngón tay cái lần lượt day bấm hai huyệt côn lôn (ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá ngoài và bờ ngoài gân gót chân) và thái khê (ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá trong và bờ trong gân gót).

+ Tiếp đó, dùng hai bàn tay bóp nhẹ nhàng bắp chân trong 1 phút. Sau đó từ từ gấp duỗi cẳng chân rồi đứng thẳng dậy làm cho cơ bị co được căng ra và giải tỏa dần tình trạng co cứng.

+ Những người hay bị co rút bắp chân cần chú ý: Nên đi kiểm tra sức khỏe toàn diện để tìm ra nguyên nhân gây chuột rút; Tuyệt đối không nên vận động đột ngột, trước đó phải tiến hành khởi động đầy đủ; Tránh để cơ bắp chân lâm vào tình trạng mệt mỏi quá độ; Cần chú ý giữ ấm cẳng chân khi đi ngủ. Trước khi ngủ nên xoa bóp cơ cẳng chân trong 20 - 30 phút.

Trường hợp chuột rút bắp đùi: Bạn cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống.

Chuột rút cơ xương sườn: Bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành, đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực. Có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Đạp xe thong thả chừng 5-10 phút trước khi đi ngủ.

Điều trị theo Đông y

Theo Đông y, chữa chuột rút thường dùng Thu*c và xoa bấm huyệt đạt hiệu quả tốt. Sau đây là một số bài Thu*c mang tính chất tham khảo.

Bài Thu*c: Thược dược cam thảo thang.

Chỉ 2 vị: thược dược 12g, cam thảo 8g. Đổ nước vừa đủ sắc còn 1/3, uống ấm, trước khi ăn 1 giờ, ngày 2 lần sáng và tối. Tác dụng: tư âm hòa dương, hoãn cấp, chỉ thống. Trị chuột rút co thắt bắp chân, đau thần kinh tọa, đau tức ngực, co giật dạ dày, đau các khớp vai, tay chân, viêm gan, đau sỏi mật, sỏi thận, đi tiểu đau buốt, đau bàng quang, đau trĩ, hen phế quản, trẻ con khóc đêm.

Bài này dùng thược dược, tính hàn để dưỡng huyết, liễm âm, nhu can, chỉ thống. Cam thảo vị ngọt, tính ôn để kiện tỳ ích khí, hoãn cấp, chỉ thống, hai vị phối hợp lấy vị chua ngọt để hóa âm, điều hòa can tỳ, nhu can, chỉ thống.

Tác động vào các huyệt: huyết hải, dương lăng tuyền, ủy trung, thừa sơn

Thao tác do thủ thuật viên hoặc người nhà trợ giúp:

- Điểm huyệt thừa sơn trong 1-2 phút cho đến khi có cảm giác căng và tê tại chỗ, lan xuống đến bàn chân. Công năng: Thư cân lạc, lương huyết, điều khí, trị bắp chân co rút.

- Điểm huyệt ủy trung, mỗi huyệt được tác động trong 1-2 phút cho đến khi có cảm giác căng và tê tại chỗ, lan xuống đến bàn chân. Công năng: Thư cân, phong lạc, đuổi phong thấp, trị bắp chân co rút.

- Điểm và nhào huyệt huyết hải, tác động khoảng 1 phút. Công năng: điều huyết, thanh huyết, hoà vinh, thanh nhiệt.

- Điểm và nhào huyệt dương lăng tuyền, tác động khoảng 1 phút. Công năng: thư gân, mạnh gân cốt, đuổi phong tà ở chân.

- Đẩy và nhào cẳng chân: Làm mặt sau cẳng chân bị bệnh từ trên xuống dưới trong 5 phút.

Bệnh nhân tự làm:

- Duỗi chân và ngón chân: Nằm ngửa, giơ chân bị bệnh lên để ở tư thế duỗi thẳng, đồng thời co vào phía trong lưng bàn chân.

- Vỗ cơ bắp chân: Ngồi xếp bằng, tiếp sau co chân đau với góc 100 độ, ấn mạnh gót chân, co nhẹ hai bàn tay, dùng mô gốc của 2 bàn tay vỗ mạnh bắp chân bị co rút từ trên xuống trong khoảng 1-2 phút.

- Vặn bắp chân: ngồi gác chân bên bị bệnh lên đùi bên lành, dùng hai bàn tay vặn, bóp và nhào các cơ phía sau cẳng chân 5 phút.

Mỗi ngày làm các thủ thuật trên từ 1-2 lần. Nếu chứng chuột rút cứ tái phát vào ban đêm, khi đi ngủ nên nằm nghiêng và giữ đừng để bị nhiễm lạnh. Với người cao tuổi, nên đặt 1 túi nước nóng ở cẳng chân khi đi ngủ tối.

Giải thích thủ thuật:

- Nhào cơ là một trong những động tác chính trong các loại hình xoa bóp. Nhào cơ làm tăng dinh dưỡng cục bộ, hồi phục mệt mỏi, thả lỏng cơ và điều chỉnh hưng phấn thần kinh.

Kỹ thuật nhào cơ: Bàn tay mở rộng, dạng ngón cái còn 4 ngón kia khép vào với nhau đặt tay lên bộ phận được xoa bóp, dùng 5 ngón tay véo thịt lên, khi véo các ngón tay không được co lại, xong đẩy nhóm cơ véo lên sang bên trái hoặc sang phải, xong đè cơ xuống, 5 ngón tay từ từ duỗi ra như ở tư thế ban đầu xong lại miết tay xuống cơ của bộ phần xoa bóp tiến hành véo cái thứ 2, cứ như vậy tiến hành.

Khi véo các ngón tay phải duỗi thẳng và không được rời khỏi da, xoay theo chiều kim đồng hồ (nếu là tay phải); nếu nhào cơ bằng hai tay thì theo hai đường vòng ngược nhau. Động tác nhào cơ thực hiện chậm rãi, uyển chuyển, nhịp nhàng liên tục không có sự nghỉ giữa các động tác, không được vặn và xoay cơ, không tạo cảm giác đau cho người được xoa bóp. Khi nhào cơ không được làm đau xương.

- Bấm (điểm): Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay khác bấm lên huyệt vị trên kinh lạc.

- Đẩy: Dùng bàn tay hoặc cả bàn tay, ngón tay di động đi lại trên phần cơ thể bị bệnh.

Nguồn: sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5cc2e3b93330852e571be4e2)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY