Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Điều trị di chứng hậu Covid-19 theo Đông y

F0 sau điều trị cần chú ý tăng sức đề kháng và có thể xử lý các di chứng bằng liệu pháp 4T của Đông y, theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hà My, Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội.

Sau khi khỏi bệnh, một số F0 vẫn gặp các triệu chứng như khó thở hoặc hụt hơi; mệt mỏi chóng mặt hoặc thay đổi về tâm trạng, thay đổi về vị giác và khứu giác, hó suy nghĩ hay tập trung (đôi khi còn được gọi là "sương mù não")... Các triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn sau khi hoạt động thể chất hoặc tinh thần hay còn gọi là tình trạng khó chịu sau khi gắng sức.

Theo thạc sĩ, bác sĩ nguyễn hà my, phòng khám a, phòng khám yêu cầu bệnh viện đa khoa y học cổ truyền hà nội, thường những người bị di chứng hậu covid-19, trước khi mắc bệnh có sức khỏe kém, miễn dịch yếu. đông y gọi là chính khí suy, điều này làm suy giảm năng lực tự chữa lành. do đó, điều trị di chứng hậu covid-19 là tăng sức đề kháng cơ thể nói chung ngay khi xuất hiện hội chứng hậu covid-19 và xử lý các triệu chứng khó chịu bằng liệu pháp 4t toàn diện của đông y.

Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ hà my về liệu pháp 4t trong đông y dành cho f0 gặp di chứng hậu covid-19.

T1 (Tinh thần - tâm lý liệu pháp)

Theo Đông Y, tình chí thất thường là một trong các nhóm nguyên nhân gây ra bệnh tật. Vì vậy muốn chữa lành, phải ổn định tình chí. F0 nên sắp xếp lại một cuộc sống bình an (nếu bất an). Trạng thái bất an là do stress trước khi bị Covid vẫn còn tồn tại sau khi khỏi bệnh, do đó, cần giảm stress và tư duy tích cực. Nếu để stress kéo dài sẽ gây nhiều hệ lụy như mất ngủ, rụng tóc, đau dạ dày, suy giảm miễn dịch...

Giảm stress là một quá trình khó khăn, cần sự quyết tâm, lâu dài. Trước mắt, bệnh nhân có thể trở lại công việc như trước khi bệnh nhưng cần cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc, không để căng thẳng quá mức trong lúc làm việc, nghỉ ngơi giữa giờ 5 - 10 phút (tập thư giãn chủ động), nhất là khi có cơn stress (nếu có thể).

Nghỉ trưa là điều cần thiết, thường từ 30 - 45 phút, không thức khuya, nên đi ngủ trước 23h. Người bệnh có thể tham gia các hoạt động thể dục, ca hát, tâm sự trong điều kiện hoàn cảnh cho phép. Nếu stress quá nặng có thể tư vấn bác sỹ tâm lý để có được liệu trình phù hợp.

Tập yoga là một trong những cách giảm stress hiệu quả. Ảnh: Pixabay

T2 (Thực phẩm liệu pháp)

Bộ máy tiêu hóa của F0 dễ bị ảnh hưởng nhất trong quá trình hồi phục, có thể gặp tình trạng chán ăn, ăn không tiêu, chướng bụng, tiêu chảy. Do đó, cần đảm bảo dinh dưỡng nhưng không được làm bộ máy tiêu hóa mệt hơn.

Nguyên tắc chọn thực phẩm là: lành (thực phẩm sạch - an toàn, tốt nhất là hữu cơ), bổ, cân bằng axit, kiềm. Sau ốm, nên chọn các thực phẩm vị thanh đạm, tính bình. Không nên ăn nhiều thực phẩm có tính âm. Chú ý ăn uống dễ tiêu, số lượng trung bình (không nhiều, không quá no). Ví dụ ăn cháo, ăn thêm chút cá, ăn nhiều đồ hầm, ăn thêm rau xanh, hoa quả. Hạn chế nước đá lạnh, kem. Cần nhai kỹ và tập trung vào bữa ăn.

Về nước uống, uống đủ nước, không uống nước lạnh. Nếu bị tiêu chảy có thể uống nước gừng. F0 sau điều trị nên dùng tỏi bởi tỏi có tính chất kháng virus mạnh, có nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể.

T3 (Tập dưỡng sinh)

Người lớn tuổi hoặc suy yếu nên chọn lựa những môn phù hợp với sức khỏe như yoga, thái cực quyền hay đơn giản hơn là đi bộ 30 phút. Lưu ý cần đi bộ chất lượng, nghĩa là chú tâm vào bước đi và để đầu óc thư giãn. Ca hát cũng là một cách tăng sức khỏe, tập thư giãn, giảm stress.

Ngoài ra, một môn tập hết sức cần thiết cho mọi người, nhất là bệnh nhân hậu Covid là bài tập thở bụng. Thở bụng chất lượng rất hiệu quả cho hội chứng hậu Covid, đặc biệt những bệnh nhân có triệu chứng về hô hấp, còn mắc các triệu chứng dai dẳng hậu Covid như hụt hơi, cảm giác thở mệt, cảm giác khó thở, ho khan....

T4 (Trị liệu bằng Thu*c và các phương pháp không dùng Thu*c)

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, F0 sau điều trị có thể tham khảo các cách trị liệu cho từng hội chứng như sau:

- đau mỏi cơ thể, tay chân tê dại: xoa bóp tay chân hay toàn thân, châm cứu, bấm huyệt, ngâm chân muối thảo dược, uống thu*c y học cổ truyền hỗ trợ điều trị.
- chóng mặt, cơn mệt mỏi, cơn rối loạn tâm thần: nên đến bệnh viện để khám và xử trí kịp thời.
- mất ngủ: ngâm chân muối thảo dược, châm cứu, bấm huyệt vùng đầu mặt cổ, uống thu*c bổ y học cổ truyền để nuôi dưỡng tạng phủ, đem lại chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
- ớn lạnh sốt nhẹ, đau nhức toàn thân: xông hơi nếu bằng thảo dược y học cổ truyền.
- rối loạn khứu giác, vị giác kéo dài: xông mũi họng bằng thảo dược y học cổ truyền hoặc châm cứu, bấm huyệt.
- chán ăn và mất ngủ, mệt mỏi kéo dài: khám và uống thu*c (xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, thu*c y học cổ truyền)
- khó thở, hụt hơi, ho kéo dài: trị liệu hô hấp, uống các thu*c kiện tỳ bổ phế, chỉ khái. ho nhiều có thể ngậm chanh muối, húng chanh, viên ngậm thảo dược, xuyên tâm liên, siro ho thảo dược. điều trị dạ dày nếu có triệu chứng trào ngược kèm theo
- rụng tóc, chân tay lạnh, khí huyết kém lưu thông, mệt mỏi, chán ăn có thể dùng viên uống hà thủ ô, hoàn bát trân, hoàn quy tỳ, hoàn lục vị...
- phát ban, ngứa: uống trà thải độc, uống thu*c y học cổ truyền theo đơn.
- có nhiều triệu chứng về tiêu hóa như đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi ợ chua, tiêu chảy... nên kết hợp chế độ ăn với thu*c y học cổ truyền.
- tăng men gan, mẩn ngứa, mụn nhọt, mệt mỏi nhiều, xạm da sau mắc covid: tăng cường uống đủ nước, uống trà thải độc, mát gan.

Theo thạc sĩ Nguyễn Hà My, bệnh nhân sau mắc Covid nên tự tăng cường nâng cao sức khỏe bằng dinh dưỡng, tập luyện và giữ cho tinh thần luôn ổn định, thư thái. Nếu xuất hiện những triệu chứng hậu Covid, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, không tự ý mua Thu*c kiểu truyền miệng hoặc các sản phẩm quảng cáo thổi phồng trên mạng để tránh những hậu quả không đáng có.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hà My

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/dieu-tri-di-chung-hau-covid-19-theo-dong-y-4416346.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhìn con gái xinh xắn, mạnh khỏe 3 tuần tuổi, hạnh phúc ngập tràn trong lòng ông bố Lê Trung (Phú Thọ). Anh từng tuyệt vọng khi chữa yếu tinh trùng.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY