Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Điều trị ngưng thở khi ngủ, giúp giảm nguy cơ mắc Alzheimer

Những người lớn tuổi mắc Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ( OSAS ) được điều trị, ít có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác.

OSAS có liên quan đến nhiều loại bệnh thần kinh và tim mạch khác, và nhiều người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc OSAS.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa Michigan về Điều trị Rối loạn Giấc ngủ đã phân tích từ hơn 50.000 người tham gia Medicare (chương trình bảo hiểm sức khỏe liên bang dành cho những người từ 65 tuổi trở lên), được chẩn đoán mắc bệnh OSAS; kiểm tra xem những người sử dụng liệu pháp áp lực đường thở dương (CPAP)- một phương pháp điều trị OSAS, và so sánh với những người không được điều trị về nguy cơ suy giảm trí nhớ.

Các nhà khoa học nhận thấy, có mối liên hệ đáng kể giữa việc sử dụng liệu pháp này trị osas và giảm nguy cơ mắc bệnh alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác trong vòng 3 năm. điều này cho thấy áp lực đường thở dương có thể bảo vệ chống lại nguy cơ sa sút trí tuệ ở những người bị osas.

Kết quả này đã làm nổi bật sự ảnh hưởng của giấc ngủ đối với chức năng nhận thức. Việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả OSA có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại suy giảm nhận thức ở những người lớn tuổi mắc OSAS.

Nguyễn Liên Ninh

(Theo MDF 4/2021)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-ngung-tho-khi-ngu-giup-giam-nguy-co-sa-sut-tri-tue-n190126.html)

Chủ đề liên quan:

alzheimer ngưng thở khi ngủ

Tin cùng nội dung

  • Bệnh Alzheimer có thể được chia thành các giai đoạn nhẹ, trung bình hoặc nặng. Mỗi giai đoạn đều có các triệu chứng riêng biệt.
  • Biểu hiện của bệnh Alzheimer ở giai đoạn đầu thường hay quên, ví dụ quên không tắt đèn, không nhớ mình đã uống Thu*c gì
  • Bệnh Alzheimer là một chứng mất trí, gặp khá nhiều trong cộng đồng. Alzheimer thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, nhưng có thể xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn.
  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất, (chiếm khoảng 60 đến 70%), của hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh, và sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40 đến 50 tuổi.
  • Alzheimer là bệnh gây mất trí nhớ phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Việc điều trị bệnh này vẫn còn hạn chế nên việc phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng. Tạp chí SDC của Singapore vừa giới thiệu 7 nguyên tắc cơ bản về phòng tránh bệnh này.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Cho đến nay vẫn chưa có Thuốc đặc hiệu chữa bệnh, cũng như dự phòng Alzheimer. Đã có nhiều thử nghiệm trên lâm sàng về Thuốc chống viêm giảm đau không steroid, vitamin C, vitamin E, hoặc axit folic tuy nhiên chưa thấy hiệu quả.
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Bệnh Alzheimer là một loại bệnh đe dọa tuổi già khó chữa trị. Bệnh có biểu hiện mất trí nhớ hoàn toàn, mất tập trung tư tưởng, sụt cân không giải thích được, khó khăn trong việc đi đứng. Các triệu chứng về dinh dưỡng trong thời kỳ đầu của bệnh là: thay đổi sự nhận xét mùi vị như kêu quá nhạt, thích ăn đồ ăn ngọt và mặn, ăn không biết ngon và hay ăn những loại thực phẩm không thường dùng hàng ngày.
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY