Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Điều trị thành công cho bệnh nhi bị vết thương sọ não hở

Ngày 5/3, bác sỹ Phùng Đức Toàn, Trưởng phòng Phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Nhi Thanh Hóa) cho biết, đơn vị đã điều trị thành công cho bệnh nhỏ tuổi bị thương do chó cắn khiến sọ não hở ở vùng chẩm và thái dương trái.

Trước đó, ngày 20/2, bệnh viện nhi thanh hóa tiếp nhận bệnh nhi t.v.d. (hơn 4 tuổi, trú ở xã thọ hải, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa) nhập viện trong tình trạng đa vết thương vùng đầu do chó cắn. bệnh nhi đã được sơ cứu tại bệnh viện đa khoa huyện thọ xuân sau đó chuyển bệnh viện nhi thanh hóa trong tình trạng mơ màng, trả lời chậm khi được gọi, có nhiều vết thương vùng đầu, trong đó vết thương dài nhất 15cm, sưng nề thấm dịch đục.

Các bác sỹ đã chụp film CT scanner sọ não, hồi sức, dùng kháng sinh phòng chống nhiễm khuẩn. Film CT scanner sọ não thể hiện rõ hình ảnh của vỡ nát xương thái dương, xương chẩm trái gần với vị trí xoang tĩnh mạch, mảnh xương di trú vào bên trong não. Chẩn đoán vết thương sọ não hở vùng chẩm và thái dương trái do chó cắn, các bác sỹ đã hội chẩn liên chuyên khoa và có chỉ định mổ cấp cứu.

Ca mổ được tiên lượng rất phức tạp, nguy cơ mất máu nhiều vì vết thương ở vùng có xoang tĩnh mạch não. Các bác sỹ đã để lộ vùng tổn thương, gắp bỏ mảnh xương vụn nát, mảnh xương di trú vào trong não, lấy bỏ não dập, bơm rửa, cầm máu vùng não bị tổn thương, đồng thời tạo hình vá kín màng não bị rách, cuối cùng là cắt lọc, bơm rửa, khâu phục hồi vết thương da đầu. Sau 3 giờ, ca mổ được hoàn thành. Bệnh nhân tiếp tục được hồi sức sau mổ, dùng kháng sinh, thay băng vết mổ. Sau 3 ngày bệnh nhân tỉnh hoàn toàn, không có di chứng não, vết mổ khô.

Hiện tại bệnh nhi t.v.d. đã được xuất viện, sức khỏe ổn định.

Được biết, hằng năm, có nhiều trẻ em bị chó cắn phải vào bệnh viện nhi thanh hóa phẫu thuật cấp cứu. trẻ thường bị chó tấn công vào vùng đầu, mặt, cổ. do đó, các bác sỹ khuyến cáo các gia đình có trẻ nên hạn chế nuôi chó, nếu nuôi chó thì con vật phải được tiêm phòng dại, xích nhốt ở khu vực xa trẻ em, có rọ mõm, nhắc nhở trẻ tránh tiếp xúc, đùa nghịch khi chó đang ăn, ngủ.

Tin, ảnh: Hoa Mai (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/benh-vien-bac-si/dieu-tri-thanh-cong-cho-benh-nhi-bi-vet-thuong-so-nao-ho-20210305124659471.htm)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian qua nhiều người đã dương tính với vi rút dại sau khi bị chó cắn, như gần đây là 10 trường hợp cùng xảy ra trên địa bàn thôn Tất Viên, xã Thủ Sĩ ở tỉnh Hưng Yên.
  • Chó là một vật nuôi quen thuộc và gần gũi trong mỗi gia đình, trẻ có nhiều cơ hội để tiếp xúc, đùa giỡn với chúng nên nguy cơ bị chó cắn rất dễ xảy ra.
  • Chấn thương sọ não là tổn thương đầu do bị va đập mạnh. Bệnh nhân cần phải được sơ cứu đúng cách, không nên vội vàng di chuyển người bị nạn.
  • Cách đây vài hôm, em sang nhà bạn chơi và không may bị chó cắn. Vết thương khá sâu, xuyên qua quần bò, chảy khá nhiều máu và bị tím bầm lại.
  • Khi bị chó cắn, phải xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn?
  • (Mangyte) - Nguy cơ lớn nhất khi bị chó cắn là bạn có thể mắc bệnh dại. Căn bệnh này có thể gây Tu vong nên tuyệt đối không được coi thường.
  • Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm tăng cao hơn sau 11-15 năm chấn thương đầu vì đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm trong phát triển thần kinh.
  • Bạn trai tôi bị đái tháo nhạt sau chấn thương sọ não, uống hết 3 hộp Minirin nhưng vẫn còn cảm giác khát nước và đi tiểu nhiều lần.
  • Tôi muốn hỏi địa điểm chích ngừa bệnh dại do bị chó cắn khu vực quận Tân Phú, Bình Tân. Nếu có làm việc thứ 7 và chủ nhật càng tốt. Xin cảm ơn! (Tuấn - Bình Tân) Cho tôi hỏi, ngày tết nếu chẳng may đi đường bị va quệt xe trầy chân tay cần phải đi chích ngừa phong đòn gánh thì phải làm sao? Hình như trong 24h đầu chích kiểu khác, sau 24h chích kiểu khác phải không Mangyte? (Thanh Bình - Q. Gò Vấp)
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY