Câu hỏi trắc nghiệm y học, dược học hôm nay

Điều trị thích hợp cho bệnh nhân nữ 44 tuổi đau ngực dữ dội như thế nào?

Đặc điểm cơn đau thay đổi theo tư thế là 1 đặc trưng của viêm ngoại tâm mạc, đau tăng khi nằm và giảm khi đứng

CÂU HỎI

Bệnh nhân nữ, 44 tuổi, vào viện vì đau ngực mức 10/10, đau như xé. Cơn đau tăng khi nằm, giảm khi ngồi. Cơn đau xuất hiên đột ngột, làm bệnh nhân tỉnh khi đang ngủ. Cơn đau không lan, không buồn nôn, không nôn, không đau đầu. Cô không có triệu chứng gì khác. Cô có tiền sử tăng huyết áp, tăng cholesterol mảnh, đái tháo đường. Cô không hút Thu*c. Khám lâm sàng thấy, cô rất mệt mỏi, đau. Huyết áp 112/62mmHg, mạch 102l/p, nhiệt độ 38,3°, nhịp thở 18l/p, độ bão hòa O2 là 100%. Cô có nhịp nhanh đều, không có bất thường khác, các cơ quan khác bình thường. Siêu âm tim có phân số tống máu bình thường, không có dịch màng tim. Troponin I là 0,26ng/ml ( bình thường là 0,06-0,5). Điều trị nào thích hợp nhất cho bệnh nhân này?

A. Điều trị kháng đông bằng heparin, định lượng các troponin.

B. Chụp động mạch vành và đặt stent.

C. Indometacin, 50mg 3 lần/ngày.

D. Chỉ cần trấn an.

E. Reteplase, 10 đơn vị truyền tĩnh mạch ngay, thêm liều sau 30 phút.

TRẢ LỜI

Bệnh nhân này có triệu chứng của viêm ngoại tâm mạc cấp tính. Đây là bệnh lý thường gặp nhất của ngoại tâm mạc, với triệu chứng điển hình là đau như đâm tập trung ở trước ngực, nó có thể lan tới cổ, tay hay vai và có thể như viêm màng phổi. Đặc điểm cơn đau thay đổi theo tư thế là 1 đặc trưng của viêm ngoại tâm mạc, đau tăng khi nằm và giảm khi đứng. Tiếng cọ ngoài màng tim biểu hiện ở 85% số ca bệnh., nó có âm độ cao nghe thô ráp, nghe suốt trong chu kỳ tim. ECG điển hình có ST chênh lên ở các chuyển đạo chi và V2-6 và ST chênh xuống ở aVR , đôi khi là V1. Thêm nữa, đoạn PR chênh xuống ở tất cả các chuyển đạotrừ aVR, V1, ở đây có thể là chênh lên. Các men tim có thể tăng nhẹ. Siêu âm tim nên thực hiện nếu nghi ngờ có dịch ở màng ngoài tim. Điều trị viêm ngoại tâm mạc là nghỉ ngơi và kháng viêm, aspirin hay các NSAID liều cao thường được sử dụng. Các liệu pháp thay thế khác như colchicin, glucocorticoid hay IVIg (Immuglobin tĩnh mạch). IVIg được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm ngoại tâm mạc do CMV, Adenovirus, parvovirus. Ở những bệnh nhân đau nặng, trấn an không là biện pháp tốt nhất mà nên điều trị giảm đau tốt hơn. Các lựa chọn khác thích hợp cho bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim chứ không phải bệnh nhân này. Cả heparin và reteplase đều làm tăng nguy cơ chảy máu ngoại tâm mạc.thông tim là không cần thiết.

Đáp án: C.

Nguồn: Internet.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dieu-tri-thich-hop-cho-benh-nhan-nu-44-tuoi-dau-nguc-du-doi-nhu-the-nao-48530.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Một số mẹo nhỏ như chườm lạnh, thoa kem, mặc áo ngực khi ngủ, tắm nước ấm có thể giúp giảm đau ngực trong suốt giai đoạn mang thai
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY