Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Dinh dưỡng hợp lý và lao động

Con người ta ở tuổi lao động là tuổi cơ thể đã trưởng thành cả về thể chất và tinh thần, là lứa tuổi đóng góp nhiều nhất cho xã hội bằng sức lao động, sáng tạo của mình. Chế độ ăn uống hợp lý rất cần thiết để người lao động giữ gìn sức khỏe, bền bỉ, dẻo dai trong lao động và ít mắc các bệnh mạn tính khi đã có tuổi

Người lao động trí óc và chân tay đều cần thực hiện các nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng hợp lý sau:

I. Chế độ ăn cần đáp ứng nhu cầu về năng lượng, ăn thiếu và thừa đều có hại.  

Lao động tiêu hao năng lượng, lao động càng nặng thì nhu cầu năng lượng càng cao. Chế độ ăn thiếu năng lượng thì cơ thể mệt mỏi, năng suất lao động thấp, nếu kéo dài thì cơ thể bị suy dinh dưỡng.

Ở nước ta, nhiều chị em phụ nữ ở nông thôn do sinh đẻ nhiều, lao động nặng nên bị thiếu năng lượng kéo dài. Người bị thiếu năng lượng kéo dài thường sức khỏe kém, năng suất lao động thấp và sức chống đỡ với bệnh tật giảm.

Ngược lại, nếu chế độ ăn quá dư thừa năng lượng kéo dài sẽ dẫn tới thừa cân, béo trệ. Người béo trệ dễ mắc các bệnh tăng huyết áp, tiểu ðường, xơ mỡ động mạch...

Ðối với người lao động, cần theo dõi cân nặng thường kỳ ðể xem mình có bị béo hoặc gầy không? Người ta thường dùng chỉ số khối lượng cơ thể: cân nặng (kg) chia cho chiều cao (m2), chỉ số này ở trong khoảng 18, 5 - 25 là bình thường, cao hay thấp quá đều không tốt.

II. Chế độ ăn cần cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng

1. Trước hết là chất đạm (protit): Trong khẩu phần ăn có 10 - 15% năng lượng do đạm cung cấp, lao động càng nặng thì lượng đạm cũng cần tăng theo. Nên ăn khoảng 30 - 50% đạm từ nguồn gốc động vật. Chất đạm có nhiều trong thức ăn động vật (thịt, cá, sữa, trứng... ) và thức ăn thực vật như đậu, đỗ, lạc.

2. Chất béo và chất bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho khẩu phần. Chất béo chứa nhiều năng lượng (gấp đôi chất bột và chất đạm), do đó khi lao động nặng có thể ăn nhiều hơn. Không nên chỉ ăn chất béo động vật (dầu, mỡ) mà nên có 1/3 là chất béo nguồn gốc thực vật (vừng, lạc...).

3. Chế độ ăn cần đủ vitamin và chất khoáng. Rau xanh và quả chín cung cấp vitamin, chất xơ và chất khoáng cần thiết, không thể thiếu được trong bữa ăn cho người lao động.

III. Cần thực hiện một chế độ ăn hợp lý

1. Bắt buộc ăn sáng trước khi đi làm. Bởi vì bữa ăn sáng cung cấp cho cơ thể nãng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho lao động buổi sáng sau một đêm dài bụng đói. Tình trạng giảm đường huyết (do đói) trong khi lao động có thể gây ra những T*i n*n, nhất là khi làm việc trên cao.

2. Khoảng cách giữa các bữa ăn không nên quá 4 - 5 giờ. Nhiều khi do chế độ làm ca kíp thông tầm, người ta tổ chức các bữa ăn giữa giờ (hoặc vào mùa thời vụ ở nông thôn). Các bữa ăn này tuy nhẹ nhưng phải cân đối chứ không chỉ giải quyết về nhu cầu năng lượng, đủ cho no bụng. Bữa ăn giữa giờ (hay ăn trưa) không nên quá nặng, gây buồn ngủ và không nên dùng bia, rượu.

3. Nên cân đối thức ăn cho các bữa sáng, trưa, tối. Ðảm bảo sự cân đối trong từng bữa ăn. Bữa ãn tối cần ăn trước khi đi ngủ 2 - 3 giờ.

IV. Rượu và lao động

Rượu có hại đối với sức khỏe do đó cần phải hạn chế. Sau khi vào cơ thể, hàm lượng rượu ở tổ chức não cao gấp hai lần ở máu. Lúc đầu rượu gây hưng phấn, kích thích nhưng sau đó gây ức chế, mệt mỏi, buồn ngủ. Do ðó, phần lớn các T*i n*n đáng tiếc trong khi lao động và T*i n*n giao thông (thậm chí có thể gây ch*t người) đều liên quan đến rượu. Người lao động, đặc biệt là người lái các phương tiện vận tải, lao động trên cao, tuyệt ðối không được uống rượu trong ngày lao động.

Uống bia vừa phải, uống nhiều có thể thừa cân mà cũng không nên uống trong giờ lao động. Cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý và nếp sống điều độ, lành mạnh để giữ gìn  khả năng lao động và sức sống trẻ trung của mình.

V. Ðảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Do điều kiện công việc, người lao động nhiều khi dùng bữa ăn chính ở các quán ăn  hoặc mua các thức ăn chế biến sẵn.

Cần chú ý:

1. Chọn các thức ăn vừa qua chế biến sạch sẽ.

2. Tránh các thức ăn để lâu ở nhiệt ðộ ngoài trời, đặc biệt là các loại: thịt, lòng, phủ tạng gia súc...

3. Không dùng đá lạnh khi không biết nguồn gốc.

4. Chỉ ăn rau sống đã rửa kỹ ở nơi có nguồn nước sạch sẽ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c49781f76801b72fd08cb17)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY