Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Dinh dưỡng mẹ bầu “chuẩn chuyên gia” trong ba tháng đầu

Bạn có biết sự thiếu khoa học trong chế độ dinh dưỡng mẹ bầu ba tháng đầu cùng tình trạng ốm nghén kéo dài có thể là nguyên nhân gây ra những tai biến nghiêm trọng như dị tật, sảy thai và dọa sảy thai...

Dinh dưỡng mẹ bầu trong ba tháng đầu quan trọng như thế nào?

Mẹ biết không, 3 tháng đầu là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi.

Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, hệ thống thần kinh của bé đã bắt đầu phát triển. Đến tuần thứ 6 thì não và tủy sống sẽ hình thành, cùng với đó là sự phát triển của tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác. Đến cuối tuần thứ 12 thì hầu hết toàn bộ các bộ phận của thai nhi như chân, tay, mắt, mũi đều hoàn thiện.

Bé dần hoàn thiện các bộ phận trong những tháng đầu của thai kỳ (ảnh minh hoạ)

Để phát triển toàn diện các bộ phận, thai nhi cần đầy đủ các chất , đặc biệt là các vi chất cần thiết như canxi, vitamin D, sắt, acid folic... Nếu mẹ không cung cấp đủ chất thì có thể dẫn đến dị tật, suy , thậm chí là sảy thai.

Một chế độ khoa học ngay từ giai đoạn đầu sẽ là tiền đề cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh và em bé phát triển toàn diện.

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Nhu cầu năng lượng

Cùng với sự phát triển của thai nhi, nhu cầu năng lượng trong cũng thay đổi đáng kể. Trung bình mẹ cần cung cấp khoảng 2300 -2400kcal/ngày.

Các vitamin và khoáng chất

Nhiều mẹ lầm tưởng rằng chỉ cần ăn nhiều, cung cấp đủ năng lượng mỗi ngày là con đã phát triển tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc bổ sung các vi chất trong chế độ là vô cùng cần thiết để giúp trẻ tránh được những dị tật bẩm sinh từ sớm.

Acid folic

Acid folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai.

Mẹ bầu cần bổ sung acid folic để phòng ngừa dị tật ống thần kinh (ảnh minh hoạ)

Mẹ bầu có thể bổ sung chất này qua các thực phẩm như các loại rau màu xanh thẫm (rau muống, cải xanh...), ngũ cốc, thịt gia cầm...

Sắt : Mẹ bầu cần bổ sung ít nhất 15gr sắt mỗi ngày để phòng ngừa thiếu máu, từ thịt, tim, cật, rau xanh và các loại hạt... Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng viên uống cung cấp sắt và axit folic theo chỉ định của bác sĩ.

Canxi và vitamin D rất quan trọng để hình thành hệ xương thai nhi. Các mẹ cần chú ý bổ sung canxi trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ và tắm nắng sớm để hấp thu vitamin D.

Bên cạnh đó việc bổ sung các nguyên tố vi lượng như Mg, Iod, selen, Zn các vitamin nhóm B, vitamin C, DHA/EPA cũng rất quan trọng để cung cấp đầy đủ vi chất cho và cho con.

Chế độ ăn như thế nào để mẹ ốm nghén mà con vẫn đủ dinh dưỡng?

Ba thai kỳ là giai đoạn vô cùng khó khăn của mẹ. Những cơn ốm nghén, buồn nôn thường trực khiến mẹ không thể ăn uống gì được, ảnh hưởng tiêu cực sức khỏe của mẹ mà còn gián tiếp làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thai nhi.

Cách ăn “chuẩn” giúp mẹ ốm nghén vẫn ăn ngon

Mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt để giảm nghén (ảnh minh hoạ)

Để tránh hiện tượng nôn, buồn nôn do ốm nghén mẹ hãy chia nhỏ khẩu phần dinh dưỡng, để sẵn bánh, kẹo, hoa quả để yên bụng và dễ chịu hơn. Thêm vào đó, các mẹ cũng cần tập thể dục nhẹ nhàng bằng các động tác hít thở, yoga bà bầu…

Tuy nhiên những phương pháp thay đổi về sinh hoạt, ăn uống chỉ là những phương pháp khắc phục một cách tạm thời. Lúc này, mẹ nên tìm cho mình những cách loại bỏ ốm nghén hiệu quả, nhanh chóng và triệt để hơn.

Mẹ hết ốm nghén nhờ Gừng và Vitamin B6

Gừng và vitamin B6 là hai thành phần lành tính đã được chứng minh là có tác dụng giảm ốm nghén hiệu quả và an toàn với phụ nữ mang thai.

Vitamin B6 có tác dụng tăng sản xuất GABA- chất ức chế thần kinh, giảm sự khó chịu tại vùng CTz, giúp giảm nôn, buồn nôn...

Gừng giúp ức chế thần kinh trung ương dẫn đến giảm co thắt dạ dày, giảm buồn nôn, nôn. Thêm vào đó, dược liệu này kích thích tiết dịch mật, vận chuyển qua đường tiêu hóa.

Miếng ngậm giảm ốm nghén Vinger 6

Từ Gừng hữu cơ và Vitamin B6 cùng công nghệ chiết xuất CO2 siêu tới hạn, các nhà khoa học Hàn Quốc đã bào chế thành công Miếng ngậm giảm ốm nghén Vinger 6 ODF

Vinger 6 là giải pháp an toàn giúp mẹ ăn uống ngon miệng, chẳng lo nôn nghén để con đủ phát triển toàn diện. Hãy để Vinger 6 đồng hành cùng bạn trên hành trình làm mẹ vô cùng thiêng liêng này nhé!

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dinh-duong-me-bau-chuan-chuyen-gia-trong-ba-thang-dau-n166280.html)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY