Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Đổ xô đưa con đi khám vì sợ bệnh tay chân miệng

Bình thường tại BV Nhi Trung ương (Hà Nội) có khoảng 900-1.000 trẻ khám, nhưng cuối tuần vừa rồi số trẻ đến tăng vọt lên hơn 1.500.

Có cha mẹ con bị vài nốt muỗi đốt ở tay cũng lặn lội đi từ tận Vĩnh Phúc lên vì sợ tay chân miệng.

TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết, ngay sau hôm thứ 6 tuần trước có tin khẳng định một trẻ 3 tuổi ở Hà Nội Tu vong vì tay chân miệng, ngay lập tức hai ngày cuối tuần số trẻ đến bệnh viện khám tăng lên đột biến. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp là do cha mẹ lo lắng một cách thái quá. Có cha mẹ con vẫn chơi, chạy nhảy bình thường, không sốt, nhưng vẫn đưa đi khám vì thấy một chấm đỏ như nốt muỗi đốt. Thậm chí có trẻ không có biểu hiện gì lạ, người lớn vẫn đưa đến viện, đòi ngoáy họng, kiểm tra. Một số bà mẹ còn nằng nặc đòi bác sĩ cho nhập viện theo dõi, dù con mình bình thường.

"Đôi khi ăn mắm sau một lúc là miệng trẻ đã nổi mẩn, mọc vài ban quanh miệng. Trẻ không sốt, không nổi ban ở tay, chân thế nhưng người nhà vẫn đưa đi khám. Trong khi thực chất trẻ bị dị ứng chứ không phải vì mắc bệnh chân tay miệng", tiến sĩ Điển chia sẻ.

bệnh tay chân miệng ở Hà Nội vốn diễn biến ở mức bình thường, rải rác, chủ yếu ở thể nhẹ. Tuy nhiên, sau ca Tu vong vừa qua do bệnh diễn biến rất nhanh, lại ở thể nguy hiểm, vì thế, việc cha mẹ lo lắng cũng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Điển, người dân cần hiểu tay chân miệng là bệnh lây nhiễm do virus. Hầu hết trẻ tự khỏi, chỉ một nhóm rất nhỏ nhiễm virus EV71. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào nhiễm virus này cũng mắc bệnh và cũng Tu vong. Ban nổi ở lòng bàn tay, chân, miệng, kèm theo sốt hoặc không sốt, sau 3-5 ngày bệnh ổn định. Nhưng có một số trẻ do cơ địa, đáp ứng miễn dịch không tốt dẫn đến bệnh nặng, biến chứng viêm cơ tim, viêm não.

Bệnh viện tuyến cơ sở, huyện đều có thể chẩn đoán được bệnh vì Bộ y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh tay chân miệng rất rõ ràng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng như bản thân cha mẹ cần theo dõi kỹ những triệu chứng lâm sàng của trẻ để phát hiện dấu hiệu bệnh nặng như: sốt cao liên tục trong 48-72 giờ, không đáp ứng Thu*c hạ sốt, 2 cơn rùng mình, giật mình trong vòng 30 phút. Một số trẻ có thể kèm theo nôn ói liên tục, tri giác bất ổn, kích thích vật vã. "Hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đang điều trị cho một bệnh nhi hơn 1 tuổi, nặng 10 kg cũng trong tình trạng nặng, viêm não, hôn mê, suy thở, nhiễm virus EV71. Tuy nhiên đến nay trẻ đã rút được ống nội khí quản, khóc được, nhận định có thể cứu được, qua giai đoạn nguy hiểm", tiến sĩ Điển cho biết.

Bệnh viện cũng đã thành lập tổ phản ứng nhanh với bệnh tay chân miệng. Trong mỗi phòng khám đều dán phác đồ của Bộ y tế về dấu hiệu lâm sàng, khi nào thì cho nhập viện, khi vào viện thì theo dõi những gì, khi nặng lên (viêm cơ tim, viêm não, tri giác xấu...) thì cụ thể cần làm những gì.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm 2011 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 57.000 ca mắc tay chân miệng tại 61 địa phương, trong đó 111 ca Tu vong. Các trường hợp Tu vong xảy ra chủ yếu xảy ra ở trẻ nam (hơn 70%), dưới 3 tuổi (chiếm gần 80%).

Tại Bệnh viện Nhi trung ương, từ đầu năm đến nay, trong hơn 100 mẫu dương tính với chủng virus EV thì có 17 mẫu dương tính với EV71, trong đó có 1 ca Tu vong. Hiện không ghi nhận các ổ dịch lớn tại cộng đồng, trường học, nhà trẻ.

Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh cho con. Rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước (2-3 tiếng một lần), không nên rửa tay trong chậu.

Diễn biến của bệnh tay chân miệng:

- Thời gian ủ bệnh: 3-5 ngày.
- Trong 1-2 ngày đầu của bệnh, trẻ có thể có các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Sau đó 3-10 ngày bắt đầu xuất hiện những triệu chứng điển hình của bệnh như: loét miệng, vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. Bên cạnh đó, còn xuất hiện các ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
- Trẻ có thể bị sốt nhẹ, nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều thì dễ có nguy cơ biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp, và biến chứng thường xuất hiện từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
Theo Nam Phương - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-do-xo-dua-con-di-kham-vi-so-benh-tay-chan-mieng-10011.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị vàng da ở lòng bàn tay bàn chân, cách nay khoảng 5 tháng, em đi khám da liễu, BS nói em không bị bệnh gan mà là do sắc tố da, kêu em về kiêng ăn cà chua, cà rốt. Đến nay em không thấy càng vàng hơn nữa. Mangyte cho em hỏi vậy bây giờ em nên đến bệnh viện nào để điều trị? Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều! (Nguyễn Thị Tươi - Tây Ninh)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY