Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đổi Thuốc gây tê sau tai biến sản phụ Đà Nẵng

Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương (CPC1) ngừng cung cấp Thuốc gây tê Bupivacaine WPW Spinal 0,5% Heavy 4ml. Các bệnh viện đang đổi Thuốc.

Thuốc gây tê Bupivacaine được ngừng cung cấp cho đến khi hoàn tất việc kiểm nghiệm Thuốc từ Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương, theo thông báo của CPC1. 

Thuốc Bupivacaine WPW Spinal 0,5% Heavy 4ml của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương. Ảnh: cpc1

Một chuyên gia thuộc Hội đồng Thuốc và điều trị, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết Bupivacaine là loại Thuốc gây tê duy nhất trúng thầu tập trung tại Sở Y tế Hà Nội đợt vừa qua để cung cấp cho các bệnh viện trên địa bàn. Hiện các bệnh viện tại Hà Nội đã ngừng sử dụng Thuốc gây tê Bupivacaine, tạm thời thay thế bằng Thuốc gây tê khác.

Bệnh viện Bạch Mai thay thế bằng Thuốc Anaropin 5mg/ml lọ 10ml. Thuốc này được chỉ định gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật, bao gồm cả mổ đẻ, gây tê nội tủy mạc (dưới màng nhện), phong bế thần kinh lớn, phong bế thần kinh ngoại biên và gây tê vùng có chọn lọc. Anaropin có công dụng giảm đau cấp, dùng để giảm đau sau phẫu thuật hoặc giảm đau khi sinh.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thay thế bằng Thuốc Chirocaine, bằng cách tiêm lượng nhỏ tăng dần liều vào màng cứng, tác dụng gây tê, giảm đau. 

Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng đã ngừng sử dụng Thuốc Bupivacaine, đang trong quá trình thay thế Thuốc mới.

Bupivacaine là Thuốc nhập khẩu từ Ba Lan. Theo Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, hiện đã cấp visa lưu hành cho 18 loại Thuốc tiêm chứa hoạt chất tương tự, của các nhà sản xuất Ấn Độ, Pháp và Việt Nam. Cục Quản lý dược yêu cầu các sở y tế và bệnh viện rà soát danh mục Thuốc trúng thầu để chọn loại thay thế Bupivacaine. Bộ Y tế cho phép sử dụng nhiều hình thức như đấu thầu rộng rãi, mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu... để kịp thời có Thuốc thay thế.

Ngày 17/11, hai 33 và 34 tuổi vào Bệnh viện Phụ nữ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng sinh mổ trong tình trạng sức khỏe bình thường. Khi được tiêm Thuốc gây tê tủy sống Bupivacaine, hai bệnh nhân có biểu hiện tê, đau vùng mông phải, đau vùng cùng cụt, khó chịu, co giật hai chi dưới, được chẩn đoán "theo dõi ngộ độc Thuốc tê". Sau khi chuyển viện, một Tu vong, người còn lại nguy kịch.

Hội đồng chuyên môn đang điều tra nguyên nhân gây tai biến, nghi do Thuốc gây tê.

Đại diện các bệnh viện ở Hà Nội cho biết trước đó chưa xảy ra sự cố nào liên quan đến Thuốc Bupivacaine.

Nhóm phóng viên

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/doi-thuoc-gay-te-sau-tai-bien-san-phu-da-nang-4017896.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi bị ngạt mũi rất ít người nghĩ tới chuyện đi khám bệnh ngay mà thường mua Thuốc về nhỏ hoặc xịt mũi.
  • Chính vì nghĩ rằng Thuốc nhỏ mũi chỉ cho tác dụng tại chỗ, không hấp thu vào máu đã có không ít người lạm dụng dẫn đến tai biến do Thuốc.
  • Tôi mới cưới vợ nhưng bị xuất tinh sớm. Tôi nghe nói xịt Thuốc tê vào “chú ấy” để giảm hưng phấn thì có thể chống được tình huống này. Liệu có hại gì không, xin BS cho lời khuyên.
  • Người bị tăng huyết áp nhẹ: có số đo huyết áp tối đa từ 140 - 159mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu từ 90-99mmHg
  • Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 350 trường hợp mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da liễu.
  • Nam thanh niên 23 tuổi được phát hiện có hàng nghìn polyp trong đại trực tràng sau khi có biểu hiện đau tức vùng bụng.
  • Chào Mangyte! Bố em bị tai biến và được chỉ định tập vật lý trị liệu. Mangyte có thể tư vấn giúp em nên đưa bố em đi tập ở đâu là tốt nhất tại Bình Dương được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn. (Đỗ Thị Linh - dolinh...@yahoo.com.vn)
  • Ba tôi 60 tuổi, gần đây bị đau nhức bên hông, BS nói là bị đau thần kinh tọa. Gia đình muốn đưa ông đi châm cứu nhưng không rõ nơi nào uy tín. Nhờ Mangyte chỉ giúp. Chúng tôi xin cảm ơn! (Hoài Văn - Đà Nẵng)
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.