Bài thuốc dân gian hôm nay

Đông y trị quai bị

Bệnh quai bị Đông y gọi là “hà ôn mô” là một bệnh độc ôn dịch, lưu hành ở vụ đông xuân, hay gặp ở trẻ 5-10 tuổi, cũng phát bệnh ở cả người lớn.
quai bị">Bệnh quai bị Đông y gọi là “hà ôn mô” là một bệnh độc ôn dịch, lưu hành ở vụ đông xuân, hay gặp ở trẻ 5-10 tuổi, cũng phát bệnh ở cả người lớn. Bệnh mang tính dịch tễ, truyền nhiễm. Bệnh được giới thiệu cả trong nhi khoa và ngoại khoa.

Theo Đông y quai bị">bệnh quai bị là do độc ôn dịch xâm nhập phế vệ qua đường mũi họng phạm tới hai kinh thiếu dương đởm và dương minh vị. Kinh thiếu dương phụ trách khí phong mộc, kinh dương minh phụ trách táo kim. Tà phong nhiệt xâm phạm vào hai kinh này gây uất kết ở vùng dưới tai, dưới hàm và má. Hai là do can và đởm có mối liên quan biểu lý, khi kinh đởm bị tổn thương làm kinh can cũng bị ảnh hưởng mà gây ra. Người bệnh có biểu hiện sốt hoặc sốt nhẹ, sợ lạnh, sưng cứng dưới tai và vùng dưới hàm, ấn vào đau, thường sưng một bên dần dần sưng cả hai bên. Nếu cảm nhiễm ôn độc mạnh: Sốt cao, khát, sưng vùng dưới tai, má bạnh, đau, rêu lưỡi vàng. Mạch sác.

Phương pháp điều trị:

Trường hợp ôn độc nhẹ: Sơ tán phong tà hoạt huyết.

Trường hợp ôn độc mạnh: Thanh hoả giải độc tuyên tiết phong nhiệt.

Tùy trường hợp cụ thể mà dùng bài Thu*c thích hợp.

Trường hợp ôn độc nhẹ: Dùng bài Liên kiều bại độc tán: Khương hoạt 8g, phòng phong 6g, cát cánh 8g, liên kiều 6g , hồng hoa 4g , độc hoạt 8g, sài hồ 8g, cam thảo 4g, ngưu bàng tử 8g , tô mộc 6g, kinh giới 4g, thăng ma 6g, xuyên khung 4g, đương quy vĩ 8g, thiên hoa phấn 12g. Các vị trên sắc với 1.400ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ấm chia đều 6 lần, ngày uống 5 lần, tối uống 1 lần. Chú ý: Trẻ nhỏ tuỳ tuổi mà có liều Thu*c thích hợp.

Trường hợp ôn độc nặng: Dùng bài Phổ tễ tiêu độc ẩm: Hoàng cầm 12g, hoàng liên 6g, cam thảo 4g, huyền sâm 16g, liên kiều 8g, bản lam căn 8g, ngưu bàng tử 16g, bạc hà tươi 16g, bạch cương tàm 12g, cát cánh 10g, thăng ma 10g, sài hồ 12g, trần bì 6g. Bạch cương tàm sao, bản lam căn tán bột mịn. Các vị trên (trừ bản lam căn) 1.800ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml, sau đó cho bản lam căn vào đun sôi quấy đều. Uống chia đều 6 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 2 lần.

Chú ý: Hà mô ôn là bệnh độc ôn dịch bệnh mang tính chất truyền nhiễm lan tràn. Nên khi phát hiện được bệnh phải cách ly để tránh lây cho người lành. Bệnh lây bằng đường phế khí, ẩm thực. Nếu bệnh nhẹ tự khỏi trong 2 tuần. Nếu bệnh tiến triển nặng tùy chứng trạng mà cho bài Thu*c phù hợp.

TTND.BS. Trần Văn Bản
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dong-y-tri-quai-bi-17962.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một bé trai 10 tuổi bị biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • (Mangyte) - Em 25 tuổi, lúc 12 tuổi có bị bệnh quai bị, vậy có bị lại lần 2 không? Và tuổi của em có Thu*c chích ngừa quai bị không?
  • Trong các trường hợp vô sinh ở nam giới, có một số đối tượng bị biến chứng teo tinh hoàn do mắc bệnh quai bị trong thời gian còn trẻ.
  • Trước đây em bị bệnh quai bị và từ đó tinh hoàn bên to bên nhỏ. Tình trạng này có ảnh hưởng đến sinh sản và khả năng chăn gối của em không? (Hoan).
  • Tôi bị bệnh quai bị đến nay là 6 tháng. Tinh hoàn của tôi bị viêm và teo nhỏ, bây giờ chỉ bằng ngón tay trỏ.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY