Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đột quỵ do tự ý dùng Thuốc kháng đông

TP HCM-Người đàn ông 59 tuổi, cấp cứu ở Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM do đột ngột liệt nửa người trái, méo miệng và không nói được.

Bệnh nhân có tiền căn rung nhĩ và tăng huyết áp, đang uống Thuốc kháng đông để phòng ngừa đột quỵ. Thời gian cao điểm dịch, nhà trong khu vực giãn cách xã hội nên ông không đến tái khám tại bệnh viện theo lịch, mà tự mua Thuốc uống tiếp theo toa cũ.

Tiến sĩ bác sĩ nguyễn bá thắng (trưởng trung tâm khoa học thần kinh, trưởng đơn vị đột quỵ bệnh viện đại học y dược tp hcm", ngày 24/11 cho biết kết quả chụp cắt lớp sọ não và mạch máu não phát hiện người bệnh bị tắc động mạch não giữa bên phải. tuy nhiên bệnh nhân đang dùng Thuốc kháng đông và kết quả xét nghiệm máu cho thấy máu loãng hơn bình thường nên không thể xử trí bằng Thuốc chích tiêu cục máu.

Bệnh nhân được can thiệp nội mạch cấp cứu, nhanh chóng thông được mạch máu, hồi phục tốt, chỉ còn yếu liệt nhẹ nửa người.

Theo bác sĩ thắng, người bệnh ngưng tái khám hoặc tự ý ngừng, thay đổi liều Thuốc, là sai lầm rất nguy hiểm vì có thể làm giảm hiệu quả Thuốc, hình thành huyết khối, dẫn đến đột quỵ. "trong giai đoạn dịch bệnh, người bệnh vẫn cần được theo dõi sát sao để xét nghiệm và điều chỉnh liều lượng Thuốc phù hợp", bác sĩ khuyến cáo. trong trường hợp không thể tái khám tại bệnh viện, người bệnh nên chủ động trao đổi trước với bác sĩ điều trị về tình trạng sức khỏe của mình thông qua điện thoại, các ứng dụng kết nối trực tuyến hoặc các kênh thông tin chính thống của bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Tiến sĩ bác sĩ bùi thế dũng (trưởng khoa nội tim mạch bệnh viện đại học y dược tp hcm) chia sẻ: rung nhĩ có khả năng làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ lên 5 lần do sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu não. Thuốc kháng đông đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và hạn chế biến chứng đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ. tuy nhiên sử dụng Thuốc gián đoạn hoặc sai cách có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Theo bác sĩ Dũng, hiện nay, ngoài Thuốc kháng đông cổ điển (nhóm Thuốc kháng vitamin K) yêu cầu phải được theo dõi và xét nghiệm thường xuyên, người bệnh rung nhĩ có thể điều trị bằng Thuốc kháng đông dạng uống thế hệ mới. Thuốc thế hệ mới ưu điểm là giảm thiểu tần suất xét nghiệm định kỳ ở người bệnh, tuy nhiên, vẫn cần tái khám thường xuyên theo lịch của bác sĩ.

Bác sĩ cũng lưu ý người bệnh không uống Thuốc kháng đông kháng vitamin K sau bữa ăn có nhiều thực phẩm chứa vitamin K như rau xanh, trái bơ...

"Người hợp người bệnh rung nhĩ đang sử dụng Thuốc kháng đông mà mắc Covid-19 thì vẫn phải duy trì Thuốc đang uống hoặc đổi sang Thuốc dạng tiêm. Bệnh nhân phải thông báo với bác sĩ đang điều trị Covid-19 về loại Thuốc kháng đông mình đang dùng để được tư vấn Thuốc phù hợp", bác sĩ Dũng khuyên.

Tiến sĩ bác sĩ Bùi Thế Dũng thăm khám cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM

Lê Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/dot-quy-do-tu-y-dung-thuoc-khang-dong-4393914.html)

Tin cùng nội dung

  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Cách sắc Thuốc và uống Thuốc quyết định rất lớn về hiệu lực của Thuốc với cơ thể bệnh nhân.
  • Trẻ rất sợ uống Thuốc dù Thuốc có đắng hay không đắng. Rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu nghĩ đủ mọi cách để trẻ chịu uống Thuốc. Việc tìm một phương pháp riêng cho trẻ là điều phụ huynh cần tìm ra.
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY