Hô hấp hôm nay

Dự phòng các biến chứng của bệnh hen phế quản thường gặp

Trong quá trình diễn biến bệnh hen phế quản, có khả năng có rất nhiều biến chứng khác nhau. Những biến chứng này có thể liên quan trực tiếp và tức thì nhưng cũng có những biến chứng do quá trình tiến triển mạn tính của bệnh.

Có thể nói là hiện tượng thở đứt hơi, thở mạnh, thở khó và được dùng để chỉ các hiện tượng khó thở. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hen phế quản là tổn thương đặc trưng bởi những cơn khó thở gây nên do các yếu tố khác nhau, do vận động kèm theo các yếu tố lâm sàng tắc nghẽn toàn bộ hay một phần và có thể phục hồi được giữa các cơn. Tình trạng tắc nghẽn là do tăng đột ngột những cản trở đường hô hấp có liên quan đến cơ chế miễn dịch hay không. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hại cần phòng ngừa.

Các biến chứng tức thì, trực tiếp của cơn hen phế quản

Theo các nhà khoa học, tức thì, trực tiếp của cơn hen phế quản được chia làm 4 nhóm chính gồm: suy hô hấp cấp tính, tràn khí màng phổi, nhiễm khuẩn phế quản và các ổ tổn thương nhu mô phổi.

Suy hô hấp cấp tính xảy ra trong những trường hợp có cơn ác tính, trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người bệnh và đòi hỏi phải có xử trí cấp cứu rất khẩn trương theo đúng phương pháp điều trị.

Tràn khí màng phổi xảy ra do trong cơn có một số phế nang bị căng đầy không khí vở ra, khí thoát vào màng phổi. Đột nhiên bệnh nhân đau ngực dữ dội với các triệu chứng lâm sàng rất nguy kịch biểu hiện dấu hiệu phổi gõ quá trong, rung thanh giảm và mất hẳn tiếng rì rào phế nang. Tuy nhiên nhiều khi các dấu hiệu trên không rõ rệt, khó phát hiện vì bị các triệu chứng của cơn lấn át mà phải chiếu X-quang phổi mới thấy rõ. Thực tế cũng có khi gặp cả hiện tượng tràn khí dưới da và tràn khí trung thất. Biến chứng tràn khí màng phổi thường gặp ở cả người trẻ tuổi và trẻ em, thường xảy ra sau những cơn ho rũ rượi, khó thở nhiều.

Nhiễm khuẩn phế quản thường gặp ở những bệnh nhân bị nặng, có cơn kéo dài. Tình trạng nhiễm khuẩn làm phế quản bị tắc nghẽn nặng hơn và tác dụng điều trị nhất thời kém hiệu quả. Khi người bệnh bị nhiễm khuẩn phế quản có tính chất dai dẳng, cần phát hiện các ổ nhiễm khuẩn làm mủ mạn tính ở tai mũi họng hoặc sự suy giảm miễn dịch thể dịch toàn bộ.

do dị ứng, do nhiễm khuẩn, do rối loạn nội tiết...

Các ổ tổn thương nhu mô phổi được phát hiện bằng phim chụp X-quang, này có thể do nguyên nhân vi khuẩn hoặc virút, cũng có thể là do một thâm nhiễm với tình trạng tăng bạch cầu ưa axít trong máu.

Các biến chứng lâu dài của bệnh hen phế quản

Các biến chứng lâu dài của hen phế quản hay xuất hiện sau nhiều năm bị bệnh và thường là hen phế quản nặng, có nhiều cơn hen trong năm và không được điều trị đúng cách. Biến chứng biến dạng lồng ngực có thể gặp trong các trường hợp bị hen phế quản từ lúc còn nhỏ, lồng ngực căng tròn, xương ức nhô ra phía trước hoặc lồng ngực nở rộng ở phía trước. Biến chứng do điều trị thường vì người bệnh quá lạm dụng một số loại Thu*c, do dùng nhiều loại Thu*c corticoide gây nên hội chứng Cushing, loãng xương, nhiễm khuẩn dai dẳng, bệnh tâm thần - thần kinh; nếu dùng quá nhiều các loại Thu*c như adrenalin có thể bị Tu vong đột ngột hoặc mắc hội chứng phổi bị ức chế. Biến chứng suy hô hấp mạn tính có thể dẫn đến suy tim do bệnh phổi, nếu một phế quản bệnh nhân bị tắc nghẽn nặng, người bệnh luôn luôn tím tái, khó thở và sau đó tim bị suy với các triệu chứng phù, đi tiểu ít, gan to... và bệnh nhân dễ bị tàn phế; biến chứng này thường gặp ở những người lớn tuổi, bị lâu năm nhưng không được điều trị chu đáo.

Khắc phục những biến chứng

Để những biến chứng do không xảy ra, việc điều trị bệnh phải được thực hiện với 3 nội dung khác nhau là điều trị tận gốc làm cho bệnh khỏi hoàn toàn và vĩnh viễn, điều trị kéo dài để đối phó với các triệu chứng của bệnh hen và điều trị cấp cứu cơn hen phế quản.

Điều trị tận gốc là một việc rất khó, bệnh có thể tạm khỏi sau một thời gian dài nhưng sau đó có thể tái phát. Thực tế nếu phát hiện được nguyên nhân gây bệnh thì có thể điều trị tận gốc nhưng thường do nhiều nguyên nhân phối hợp, rất ít khi chỉ do độc nhất một nguyên nhân.

Các nguyên nhân có thể gặp là do dị ứng, do nhiễm khuẩn, do rối loạn nội tiết... Hen phế quản do dị ứng điều trị tận gốc chủ yếu bằng phương pháp giải mẫn cảm, trong thời gian dài có thể cho người bệnh dùng chất làm cho bệnh nhân lên cơn hen với liều lượng tăng dần để làm quen với dị nguyên gây nhưng rất khó thực hiện vì bệnh nhân phải tiêm dị nguyên lặp lại nhiều năm nên thường bỏ trị; cũng có thể cho bệnh nhân sống tách biệt với những dị nguyên đã gây hen, nếu dị ứng do nghề nghiệp thì có thể khuyến cáo người bệnh chuyển nghề để tránh tiếp xúc với các chất gây hen của nghề cũ.

Hen do nhiễm khuẩn có thể xảy ra ít nhiều khi bị nhiễm khuẩn nhất là ở trẻ em và người cao tuổi, tình trạng nhiễm khuẩn có thể là nguyên nhân nhưng cũng có thể là hậu quả của hen phế quản; dù là nguyên nhân hay hậu quả thì việc điều trị khỏi tình trạng nhiễm trùng là điều rất cần thiết với các kháng sinh có phổ rộng, nên phối hợp kháng sinh với một loại corticoide để tăng hiệu lực điều trị, có thể dùng vắcxin chống nhiễm khuẩn; lưu ý vùng tai mũi họng vì vùng này rất dễ bị nhiễm khuẩn gây hen phế quản.

Hen phế quản do rối loạn nội tiết cần được ghi nhận ở bệnh nhân nữ trong giai đoạn hoạt động T*nh d*c, cơn hen có thể xuất hiện hoặc tăng lên rõ rệt trong thời gian sắp có kinh nguyệt và điều trị bằng nội tiết tố progesterone hay một số phức hợp gamma globulin; ngoài ra cũng cần quan tâm đến trạng thái tâm căn của người bệnh, cần giải thích và hướng dẫn tập luyện, đặc biệt là tập thở với sự tiếp cận điều trị thật khéo léo, điều này có thể làm cho người bị khỏi bệnh.

Điều trị cấp cứu cơn hen phế quản

Điều trị kéo dài để đối phó với các triệu chứng của bệnh hen bằng các loại Thu*c làm giãn phế quản có thể giúp bệnh nhân qua các cơn hen phế quản cấp tính trong lúc đang điều trị nguyên nhân nhưng nhiều khi cũng được dùng để điều trị liên tục, kéo dài; ngoài các loại Thu*c thường sử dụng, hiện nay trên thị trường có những loại Thu*c từ dẫn chất tổng hợp ít bị hấp thụ khi làm khí dung và có tác dụng tại chỗ trên các thụ thể của phế quản nên có thể dùng để điều trị hen phế quản; tác dụng giãn phế quản mạnh nhất khoảng sau 60 - 90 phút làm khí dung và kéo dài được 8 giờ.

Đồng thời có thể dùng phối hợp các Thu*c tác động trên sự viêm nhiễm và bài tiết cũng như những phương pháp điều trị khác của y học cổ truyền như châm cứu, dùng một số cây cỏ, ăn trứng chim cút, tắm suối nước nóng, sống trên vùng núi cao...

Thực tế khó có một loại Thu*c hay một phương pháp nào hữu hiệu để điều trị bệnh hen phế quản và cũng rất khó đánh giá kết quả; vì vậy đối với từng bệnh nhân cần phân tích cụ thể các nguyên nhân có thể có những yếu tố tâm S*nh l*, hoàn cảnh xã hội của từng người để xử trí đúng đắn, làm cho người bệnh hiểu được sự cần thiết phải điều trị kéo dài và thực hiện đúng những đòi hỏi, yêu cầu của chuyên môn.

Khó có một loại Thu*c hay một phương pháp nào hữu hiệu để điều trị bệnh hen phế quản

Điều trị cấp cứu cơn hen phế quản khi người bệnh đang lên cơn hen được xử trí tùy theo từng trường hợp gồm: cơn hen không nặng, cơ hen nặng hơn, cơn hen cấp phát hay cơn hen kéo dài và các trường hợp đặc biệt như hen phế quản do gắng sức, hen phế quản ở phụ nữ mang thai, hen phế quản ở phụ nữ đang cho con bú... theo những quy định cần thiết.

Lưu ý trong những trường hợp bệnh nhân hen phế quản có kèm theo các biến chứng như viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang, tim phổi mạn tính... thì bên cạnh việc điều trị hen phế quản, phải sử dụng thêm kháng sinh, Thu*c trợ tim, Thu*c lợi tiểu... để điều trị các biến chứng đã nêu ở trên.

BS. NGUYỄN TRÂM ANH - SK&ĐS

Tham khảo Trang Thông tin Khoa học & Tư vấn điều trị hiệu quả hen phế quản tại BenhHen.vn / Tổng đài bác sĩ tư vấn miễn cước

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/du-phong-cac-bien-chung-cua-benh-hen-phe-quan-thuong-gap-n406806.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Sức khoẻ răng miệng không chỉ giới hạn ở răng. Bệnh đau và sưng tấy có thể phát triển trong và xung quanh miệng.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY