Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đun nấu bằng xoong nhôm dễ gây loãng xương và Alzheimer

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mức aluminum cao có trong thực phẩm sau khi nấu bằng xoong nhôm.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mức aluminum cao có trong thực phẩm sau khi nấu bằng xoong nhôm. Giấy nhôm để gói thực phẩm lạnh thì an toàn, lượng nhôm sẽ không ngấm vào cơ thể, nhưng nếu dùng giấy nhôm bọc thức ăn để nướng hoặc hấp thì cũng có kết quả như trên. Nhôm tích lũy trong cơ thể lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh loãng xương và Alzheimer.

BS. Zubaidy, một trong những tác giả của nghiên cứu này cho biết: “Ở nhiệt độ càng cao, lượng nhôm càng dễ ngấm vào cơ thể. Mức nhôm trong cơ thể cao sẽ làm canxi không được hấp thu và tích lũy trong xương, điều này dẫn đến làm tăng lượng canxi trong máu, làm xương yếu, xương giòn dễ bị gãy, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến cận giáp”.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn chỉ ra mối tương quan giữa lượng nhôm tích lũy trong cơ thể và chứng Alzheimer. Một số nghiên cứu trước đó khi giải phẫu tử thi những bệnh nhân bị Alzheimer cho thấy lượng aluminum trong bộ não ở mức cao.

Các nhà khoa học khuyên rằng: Không nấu, không hâm thức ăn bằng các vật dụng bằng nhôm; không để thức ăn nóng lên giấy nhôm. Chỉ dùng giấy nhôm để gói, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh; Không để cà chua, trái cây hoặc gia vị trong giấy nhôm; Thay thế giấy nhôm bằng wax paper (giấy nến, giấy sáp) hoặc dùng vật dụng bằng thủy tinh để đựng thức ăn còn nóng.

Không sử dụng đồ gia dụng trong bếp bằng nhôm để nấu ăn hoặc đựng thức ăn như: nồi, lọ , hũ, ấm, bình, ca uống nước...

DS. Bùi Ngọc Lan Hương

((Theo The Health, 12/2016))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dun-nau-bang-xoong-nhom-de-gay-loang-xuong-va-alzheimer-n126382.html)

Chủ đề liên quan:

alzheimer loãng xương thực phẩm

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Loãng xương là một bệnh mất xương tiến triển theo thời gian làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường làm giảm chiều cao và gây còng lưng nghiêm trọng.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY