Các nghiên cứu trước đây đã xác định nguy cơ ung thư vú gia tăng ở người sử dụng thuốc tránh thai có 1 trong 2 loại tiết tố nữ tự nhiên là estrogen hay progestogen, hoặc loại thuốc tổng hợp cả 2 loại hormone này.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới nhất này, các nhà khoa học khẳng định mọi phụ nữ dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố đều có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn từ 20-30% so với những người không sử dụng và mức độ rủi ro của các biện pháp hormone là như nhau, bất kể họ uống thuốc, đặt vòng, cấy que hay tiêm nội tiết. nguy cơ ung thư vú cũng tùy thuộc độ tuổi của nữ giới khi sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố.
Các nhà khoa học đã theo dõi tình hình sức khỏe của hàng trăm phụ nữ ở độ tuổi 16-39 dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố trong thời gian 5 năm. kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm từ 16-20 tuổi là 8 trường hợp trên 100.000 người, trong khi ở nhóm từ 35-39 tuổi là 265 trường hợp trên 100.000 người.
Theo đó, giới khoa học nhấn mạnh rằng cần cân nhắc nguy cơ ung thư vú khi sử dụng các biện pháp tránh thai bằng hormone, mặc dù liệu pháp này cũng có khả năng bảo vệ nhất định đối với các bệnh ung thư khác ở nữ giới.
Bà gillian reeves - giáo sư dịch tễ học tại đại học oxford 9 của mỹ và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “không ai muốn nghe rằng thứ gì đó mà họ đang dùng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú lên 25%. nhưng đúng là vẫn có rủi ro này, dù chỉ ở mức thấp. tất nhiên, sự gia tăng nguy cơ ung thư vú không thể che lấp lợi ích của việc dùng các biện pháp tránh thai nội tiết tố. không chỉ giúp kiểm soát sinh sản, liệu pháp này còn cung cấp sự bảo vệ đáng kể và lâu dài trước các bệnh ung thư khác ở nữ giới, như ung thư buồng trứng và ung thư nội mạc tử cung".
Tại việt nam, theo thống kê của tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu (globocan 2020), ung thư vú là căn bệnh ung thư thường gặp nhất với 21.555 ca mắc mới, chiếm tỷ lệ gần 25,8% tổng số ca ung thư.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, phần lớn bệnh nhân mắc ung thư vú tại việt nam được ghi nhận ở phụ nữ từ 40 tuổi, tức là sớm hơn 10 năm so với các nước trên thế giới. vì vậy, nhiều chuyên gia đã khuyên phụ nữ nên tầm soát ung thư vú sớm thay vì đợi đến 45 tuổi như trước kia.
Tại việt nam, bộ y tế đã ban hành quyết định số 1639/qđ-byt về việc bổ sung tài liệu hướng dẫn hoạt động dự phòng, sàng lọc phát hiện sớm và quản lý ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng. theo đó, ung thư vú di truyền có nguyên nhân chủ yếu từ các đột biến ở gen brca1 và brca2, vì thế, xét nghiệm các gen này là một trong 7 biện pháp sàng lọc ung thư vú từ tuổi 30 được bộ y tế đưa vào hướng dẫn.
Chủ động xét nghiệm gen để tầm soát nguy cơ ung thư vú di truyền gen có thể kéo dài thời gian sống trên 5 năm lên đến 99%. đồng thời, kết quả xét nghiệm gen còn giúp người thực hiện lên chiến lược sàng lọc sớm ung thư di truyền cho người thân trong gia đình.