Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Dùng keo sinh học điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới

Ngày 31/8/2017, Khoa Lồng ngực mạch máu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV. ĐHYD) đã ứng dụng thành công keo sinh học trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
Khoa Lồng ngực mạch máu BV. ĐHYD triển khai phương pháp mới này dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Chong Tze Tec - Trưởng khoa Mạch máu, Bệnh viện Quốc gia Singapore, chuyên gia có kinh nghiệm điều trị thành công hơn 200 trường hợp suy giãn tĩnh mạch nông bằng keo sinh học.

Những ca bệnh đầu tiên

Chị Huỳnh Thị H, 50 tuổi, làm điều dưỡng hồi sức tại bệnh viện. Do tính chất công việc, chị phải đứng hầu như liên tục suốt thời gian làm việc 8 tiếng/ngày. Cách đây 15 năm, chị bị xuất hiện triệu chứng nhức và đè nặng ở cẳng chân như đeo quả tạ tầm 3kg, rất khó chịu. Chị đến thăm khám bác sĩ và được điều trị nội khoa, kết hợp mang vớ thì thấy thuyên giảm. Cách đây 3 tháng, tình trạng bệnh trở nặng, điều trị Thu*c hay mang vớ đều không hiệu quả, chị thường xuyên nhức mỏi vọp bẻ chân trái về đêm. Đến thăm khám và thực hiện siêu âm tĩnh mạch, bác sĩ chẩn đoán chị bị suy giãn tĩnh mạch chân trái độ 2. Với nhu cầu điều trị nhẹ nhàng, nhanh bình phục để tiếp tục công việc, chị là người đầu tiên được thực hiện điều trị bằng phương pháp mới dùng keo sinh học.

Chị Mai Thị H, 45 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng, chia sẻ: “Tôi buôn bán nên công việc phải đứng rất nhiều. Cách đây 2 năm, tôi thấy nhức mỏi hai chân nhiều, thường xuyên bị vọp bẻ và tê buốt lòng bàn chân. Tôi cố gắng đi làm, nhưng mỗi bước đi đều khó chịu. Đến khám bác sĩ gần nhà và được cho Thu*c điều trị nhức mỏi xương khớp nhưng tình trạng không thuyên giảm nên tôi quyết định lên BV. ĐHYD để khám và điều trị dứt điểm”. Tại BV. ĐHYD, bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch hai chân độ 3, tĩnh mạch nông giãn nhiều, sưng chân, siêu âm tĩnh mạch có dòng trào ngược năng hai chân. Người bệnh được chỉ định điều trị bằng phương pháp mới ứng dụng keo sinh học.

Sau can thiệp, hai người bệnh đều thấy nhẹ nhàng, ít đau, có thể đi lại ngay và xuất viện.

Hướng đi triển vọng

Theo ThS.BS. Trần Thanh Vỹ - Trưởng khoa Lồng ngực Mạch máu BV. ĐHYD, điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng keo sinh học (Cyanoacrylate) là phương pháp mới, ít xâm lấm, thời gian thực hiện từ 15 - 20 phút và hồi phục nhanh. Phương pháp này đặc biệt ý nghĩa trong những trường hợp người bệnh có chỉ định phẫu thuật nhưng không thực hiện được vì những yếu tố tâm lý, nguy cơ khi tê tủy sống hay gây mê, hoặc loét chân ngay vị trí rạch da khi phẫu thuật. Người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng, trở lại các sinh hoạt bình thường hằng ngày ngay sau thủ thuật. Việc tập luyện và chơi thể thao sẽ trở lại bình thường sau 1 ngày, không cần dùng Thu*c kháng sinh, kháng viêm hay giảm đau. Triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ sau 1 tuần điều trị.

Tháng 2/2015, FDA (Cơ quan Quản lý Dược phẩm - Thực phẩm Mỹ) cho phép thực hiện thường quy kỹ thuật bơm keo sinh học trong điều trị suy giãn tĩnh mạch nông. Hiện nay, kỹ thuật này đã thực hiện tại nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Mỹ, Canada, New Zealand, Chile, Australia, Ả Rập, Hong Kong, Singapore… và một số nước ở châu Âu.

ThS.BS. Trần Thanh Vỹ cho biết, suy giãn tĩnh mạch là tình trạng suy yếu chức năng dẫn máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch ở chân, gây ứ đọng máu ở vùng thấp của chân và lan lên dần. Hậu quả là gây ra các dấu hiệu như nặng mỏi chân, đau nhức bắp chân, vọp bẻ, nổi gân xanh (tĩnh mạch) ngoằn ngoèo, phù chân, ngứa da…Tình trạng ứ đọng này kéo dài qua nhiều tháng, nhiều năm và ngày càng nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khó trị như loét chân, tắc mạch, viêm mạch… nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Mỗi năm, có khoảng 15.000 lượt người bệnh khám và điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới tại BV. ĐHYD, trong đó có hơn 1.000 người bệnh được điều trị can thiệp ngoại khoa (Phẫu thuật kinh điển, đốt sóng cao tần (RFA) hoặc laser nội tĩnh mạch). Phương pháp mới ứng dụng keo sinh học mở ra thêm nhiều cơ hội điều trị hiệu quả cho người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới.

Theo nghiên cứu, có hơn 75% số người bệnh suy giãn tĩnh mạch không được chẩn đoán và điều trị phù hợp và khi đến khám thì bệnh đã nặng. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây đau nhức. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây giãn tĩnh mạch nông, phù chân, loét chân khó lành, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm tăng chi phí điều trị.

Tỉ lệ suy tĩnh mạch tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, người trẻ không nên chủ quan đối với bệnh giãn tĩnh mạch, cần chủ động phòng tránh bệnh. Ngoài việc hạn chế đứng, ngồi một chỗ lâu, nên thường xuyên tập luyện thể dục - thể thao, đi bộ 15 phút mỗi ngày sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc ngăn ngừa bệnh giãn tĩnh mạch. Khi có bất cứ triệu chứng nào của bệnh giãn tĩnh mạch như: nặng, mỏi chân, tê rần lòng bàn chân, nổi gân xanh ngoằn ngoèo…, người bệnh nên đến các chuyên khoa tĩnh mạch để chẩn đoán và điều trị kịp thời, ThS.BS. Trần Thanh Vỹ khuyến cáo.NGUYỄN HƯNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dung-keo-sinh-hoc-dieu-tri-suy-gian-tinh-mach-nong-chi-duoi-n136300.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Kh*ng b* sinh học là việc sử dụng vi khuẩn, virus hay vi sinh vật để gây bệnh hoặc lan truyền sự sợ hãi. Kh*ng b* sinh học được sử dụng để tấn công hay đe doạ người dân, chính phủ và các quốc gia. Trong các cuộc tấn công Kh*ng b* bằng vũ khí sinh học, chỉ một số ít người dân bị tổn thương hay chịu ảnh hưởng nhưng rất nhiều người khác lại cảm thấy sợ hãi và thay đổi hành vi của mình vì sự sợ hãi đó.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY