Bảng lâm sàng của hội chứng thận hư phụ thuộc đa dạng vào nhiều yếu tố. Song, nhìn chung có ba loại rối loạn bệnh lý chủ yếu là phù, mất protein niệu và viêm cầu thận.
Bảng lâm sàng của
hội chứng thận hư phụ thuộc đa dạng vào nhiều yếu tố. Song, nhìn chung có ba loại rối loạn bệnh lý chủ yếu là phù, mất protein niệu và viêm cầu thận.
Ba mục tiêu dùng Thuốc
hội chứng thận hư là một hội chứng mà trong đó nước tiểu của người bệnh có nhiều protein. Người ta tìm ra được bằng chứng xác thực chứng minh thận bị hư hỏng mà cụ thể là các cầu thận trong thận bị hư. Sự xuất hiện protein trong nước tiểu là căn nguyên của mọi rối loạn S*nh l* bệnh và cũng là mục tiêu cao nhất trong điều trị.
Bảng lâm sàng của
hội chứng thận hư phụ thuộc nhiều yếu tố như mức độ tổn thương của thận, thể trạng người bệnh, nguyên nhân gây ra tổn thương... Song, nhìn chung có ba loại rối loạn bệnh lý chủ yếu. Những rối loạn này chính là mục tiêu điều trị của chiến lược dùng Thuốc.
Mục tiêu thứ nhất là giảm phù. Phù trong
hội chứng thận hư rất đặc trưng: phù toàn thân, phù mềm, ấn lõm. Phù nhiều nhất là ở mặt, hốc mắt làm mắt khó mở, phù ở trước cẳng chân, phù ở khoang trống của cơ thể như khoang màng bụng, màng phổi. Dùng Thuốc điều trị phù thành công thì chúng ta sẽ giảm được mức độ phù cho người bệnh, đặc biệt giảm được dịch trong ổ bụng và trong khoang màng phổi.
Mục tiêu thứ hai là giảm mất protein qua nước tiểu. Sự mất protein trong nước tiểu là nguyên nhân gây ra mọi rối loạn. Phù, dễ chảy máu, hay nhiễm trùng đều do hiện tượng này gây ra. Việc điều trị khống chế không cho mất protein qua nước tiểu và tiến tới là ngừng hẳn không những giữ lại được protein mà còn hỗ trợ cho việc chống phù.
Mục tiêu thứ ba là giảm viêm ở cầu thận. Đây là mục tiêu lớn nhất và cuối cùng, vì nó sẽ giải quyết được tất cả mọi rối loạn. Giảm viêm ở cầu thận ở đây không phải là dùng các Thuốc chống viêm để điều trị mà phải sử dụng theo liệu pháp ức chế miễn dịch, hay đôi khi người ta còn gọi là liệu pháp corticoid.
Các công việc điều trị khác chỉ là những mục tiêu nhỏ lẻ và riêng rẽ ở từng trường hợp. Tuỳ thuộc vào người bệnh có những dạng triệu chứng biểu hiện bệnh như thế nào mà tiến hành điều trị cho hợp lý.
Các Thuốc được sử dụng Corticoid
Khi người bệnh có tổn thương cầu thận ở giai đoạn đầu, mức độ nhẹ và thể tổn thương cầu thận ở trung tâm thì đáp ứng với corticoid rất hiệu quả. Nhưng ở những dạng bệnh mà tổn thương nặng, biến dạng cầu thận và tổn thương màng lọc cầu thận không rõ nguyên nhân thì hiệu quả rất kém. Số bệnh nhân đáp ứng với điều trị corticoid chỉ dưới 20% cho dù có dùng corticoid liều cao.
Liệu pháp dùng corticoid thường điều trị bằng prenisolon duy trì trong vòng 12-20 tuần ở những thể bệnh nhẹ. Sau thời gian này, chúng ta hầu như giải quyết được bệnh.
Cơ chế tác dụng của corticoid là ức chế sự hoá ứng động bạch cầu, ngăn cản bạch cầu không cho tụ lại và gây viêm ở cầu thận. Không những vậy, nó còn làm giảm hoạt tính gây viêm vào thực bào của bạch cầu. Do đó các phản ứng miễn dịch không xảy ra và bệnh lui dần.
Tuy nhiên, không khi nào mà người bệnh lại phải gánh chịu những tác dụng phụ của corticoid nặng nề như trong bệnh này. Vì liều dùng cao và thời gian dùng kéo dài nên hiện tượng giữ nước, phù, mặt tròn như mặt trăng, ửng đỏ là dễ thấy nhất. Loãng xương, loét dạ dày, gãy xương, rối loạn điện giải là những điều cần chú ý tiếp theo. Nam hoá, thay đổi tính tình, da thô ráp là những biến cố không thể bỏ qua.
Để dùng corticoid an toàn, trong thời gian dùng Thuốc nên ăn nhạt, ăn các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như rau cải để bớt phù, tránh các thực phẩm chua cay để tránh gây hại cho dạ dày. Có thể uống nước râu ngô thay cho nước lọc hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh. Nhớ uống corticoid lúc ăn hoặc sau ăn và nhớ uống sau 8 giờ sáng.
Thuốc ức chế và điều hoà miễn dịch
Các Thuốc ức chế miễn dịch bao gồm: cyclophosphamid, cyclosporin, mycophenolat, rituximab. Khi người bệnh không đáp ứng với corticoid thì chúng ta phải tính đến chuyện dùng Thuốc ức chế và điều hoà miễn dịch. Những bệnh nhân này hoặc là tổn thương quá nặng, hoặc là kháng với corticoid.
Cyclophosphamide thường là Thuốc dùng để điều trị những bệnh nhân bị
hội chứng thận hư tái phát sau điều trị corticoid. Đây là những người đáp ứng tốt với điều trị corticoid nhưng vì lý do tác dụng phụ quá nặng nề của corticoid mà không thể tiếp tục duy trì. Thuốc cyclophosphamide lúc này được chỉ định. Khi dùng phải lưu ý, người bệnh có thể bị thiếu máu do suy tủy xương, rụng tóc, nhiễm ký sinh trùng, ung thư hoá, đột biến và có thể vô sinh.
Cyclosporine được chỉ định khi liệu pháp dùng cyclophosphamide thất bại hoặc người bệnh bị tái phát bệnh sau khi đã dùng cyclophosphamide. Người ta cũng ưu tiên dùng Thuốc này ở những bệnh nhân nam giới bị
hội chứng thận hư mà có dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng. Khi điều trị chúng ta phải đặc biệt chú ý những biến chứng dạng điển hình của Thuốc này là mọc lông hoá, rụng tóc, phì đại lợi đến quá mức độ. Đặc biệt là phì đại lợi rất điển hình và rất dễ xuất hiện.
Ở những bệnh nhân bị tổn thương màng lọc cầu thận không rõ nguyên nhân thì không thể dùng corticoid đơn thuần. Lúc này phải dùng đồng thời corticoid kết hợp với chlorambucil hay kết hợp với cyclophosphamide. Một số Thuốc khác cũng được xem xét là corticotropin tổng hợp hay rituximab. Rituximab là một Thuốc hiệu quả trong một số trường hợp bị
hội chứng thận hư nhưng kháng lại với prednisolone.
Lúc này thay vì đi tìm kiếm một corticoid mạnh hơn thì nên tính toán để chuyển sang rituximab. Rituximab là một kháng thể chống lại kháng nguyên CD20 của tế bào lympho B. Chính vì thế mà nó có khả năng ức chế miễn dịch mạnh vì tế bào này là tế bào chuyên sản xuất ra kháng thể cho cơ thể.
Cách tốt nhất khi dùng những Thuốc này là nên dùng phối hợp với một chế độ thực phẩm giàu chất lợi tiểu để nhanh chóng thải Thuốc ra ngoài. Bạn đừng nên uống các Thuốc đông y đi kèm vì giữa chúng có những tương tác nhất định đã được báo cáo, ngoại trừ nước râu ngô, bông mã đề thì được phép. Trong thời gian dùng Thuốc rất dễ bị nhiễm trùng, người bệnh cần tránh những tổn thương cơ học để tránh nhiễm trùng da. Khả năng lành bệnh và chống nhiễm trùng của cơ thể sau khi dùng Thuốc rất kém.
Thuốc lợi tiểu
Có hai Thuốc lợi tiểu có thể được xem xét dùng là furosemide (điển hình như lasix) và spironolactone (điển hình như aldacton). Thường thì trong
hội chứng thận hư người ta ưu tiên dùng spironolactone hơn vì trong hội chứng này có cường tiết ra aldosteron thứ phát, cho nên việc dùng Thuốc kháng aldosteron lợi cả đôi đường. Tuy nhiên vì tác dụng của nó không mạnh nên nhiều khi không cải thiện được tình hình vì thế furosemide được dùng để điều trị.
Thuốc lợi tiểu có một điểm hay là cho dù phù do bất cứ nguyên nhân nào thì nó cũng đều có tác dụng nhanh và tức thời. Chỉ sau uống Thuốc chừng độ vài chục phút là có tác dụng ngay và người bệnh cảm thấy nhẹ cả người. Chú ý là không được dùng Thuốc lợi tiểu quá gần nhau vì có thể gây mất nước quá nhiều và rối loạn cân bằng nước và điện giải. Không dùng liền hai liều trong vòng 6-8 tiếng.
Khi dùng Thuốc lợi tiểu bắt buộc người bệnh phải ăn nhạt. Chú ý không nên dùng Thuốc lợi tiểu vào buổi tối để tránh làm người bệnh mất ngủ. Khi có một trong các tác dụng phụ nặng như dị ứng, chuột rút, mất nước nhiều, mất điện giải, khô môi miệng quá mức thì cần giảm liều Thuốc xuống vì cơ thể đang thải nước tiểu nhiều quá. Trong mọi trường hợp không nên dùng Thuốc lợi tiểu liều cao vì có thể gây ra rối loạn nước và điện giải thứ phát.
Thuốc ức chế men chuyển và thụ cảm thể angiotensin II
Chúng ta có thể dùng các Thuốc sau như lisinopril, captopril, valsartan, losartan. Những Thuốc này được dùng không phải chỉ với mục tiêu để hạ huyết áp, mà còn với mục tiêu giảm mất protein qua nước tiểu, nhất là với lisinopril tác dụng rất rõ ràng.
Người ta đã thử nghiệm và thấy rằng nếu dùng lisinopril và một số Thuốc ức chế men chuyển khác có thể làm giảm nồng độ protein trong nước tiểu khá tốt. Mức độ giảm phụ thuộc vào liều sử dụng, nhưng nhìn chung có thể giảm được từ 30-80% lượng protein niệu.
Khi dùng cần chú ý đến tác dụng phụ như Thuốc có thể gây ho, nhất là ở người cao tuổi. Nếu dùng Thuốc người bệnh bị ho nặng quá thì phải ngừng sử dụng Thuốc ức chế men chuyển và thay bằng Thuốc kháng thụ cảm thể angiotensin II.
Một số tác dụng phụ khác cần chú ý là đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, dị ứng Thuốc, khó thở, đau ngực, rối loạn nhịp tim và viêm gan. Khi người bệnh có dấu hiệu nôn, buồn nôn, ngứa, sốt, khó thở, thắt bóp ở ngực thì phải ngừng Thuốc và đi viện ngay, vì rất có thể một phản ứng cấp tính đang xảy ra mặc dù rất hiếm gặp.
Trong thời gian dùng Thuốc này, người bệnh không nên vận động nặng, chạy nhảy hay thể dục thể thao, vì sẽ làm thận phải hoạt động nhiều hơn. Sự chuyển động cơ học mạnh làm thận tổn thương nhiều hơn và protein niệu sẽ ra càng nhiều. Cần kiểm tra protein niệu thường xuyên 3 ngày 1 lần để có thể giảm liều ngay khi có thể.
BS. Nguyễn Thu Hiền