Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Dùng Vastarel trị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim cần lưu ý gì?

Vastarel (trimetazidine) là Thu*c được kê đơn khá nhiều trong điều trị đau thắt ngực do bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, Thu*c chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi uống đúng thời điểm và đủ liều lượng. Để sử dụng Thu*c một cách an toàn và hiệu quả, đừng bỏ lỡ những câu hỏi thường gặp về Vastarel và lời đáp của bác sĩ chuyên khoa dưới đây.

I. Vastarel (trimetazidine) có tác dụng gì?

Ra đời năm 1978, Vastarel (trimetazidine) đã nhanh chóng trở thành loại Thu*c “cứu trợ” hữu hiệu cho người bệnh thiếu máu cơ tim mạch vành. Không giống như các Thu*c điều trị đau thắt ngực thế hệ trước, Vastarel sẽ giúp cơ tim chuyển từ việc sử dụng năng lượng từ chất béo sang sử dụng năng lượng từ glucose. Bằng cách này, cơ tim sẽ tiêu thụ ít oxy và năng lượng hơn, nhờ đó tăng sức chịu đựng trước tình trạng thiếu oxy khi cơn đau thắt ngực xuất hiện.

Cũng chính do cơ chế này, Vastarel chỉ có hiệu quả cao với các cơn đau thắt ngực ổn định. Thu*c không có tác dụng với người bị bệnh mạch vành và thiếu máu cơ tim có cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc những người bị đau ngực do hở van tim.

Thu*c Vastarel được dùng để điều trị cơn đau thắt ngực ổn định. Ảnh: imgur.com


II. Có những Vastarel nào thường được sử dụng?

Hiện nay trên thị trường có 2 loại Vastarel chính là Vastarel 20mg và Vastarel 35mg. Viên 20mg thường là dạng phóng thích nhanh, còn 35mg là dạng tác dụng kéo dài (MR). Tác dụng của 2 loại dạng này sẽ như nhau. Tuy nhiên, thời gian tác dụng, liều dùng, cách dùng của mỗi Thu*c sẽ khác biệt.

III. Vastarel 20mg, Vastarel 35mg được sử dụng khi nào?

Dù sự ra đời của Vastarel là cứu cánh cho người bị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, Thu*c chỉ được sử dụng khi các Thu*c chống đau thắt ngực khác tỏ ra ít hiệu quả, điển hình như Nitrat. Việc dùng Vastarel cùng với Thu*c nhóm Nitrat vừa giúp tăng hiệu quả kiểm soát cơn đau, đồng thời cũng làm giảm bớt tác dụng phụ của nhóm Thu*c này. Ngoài ra, Vastarel cũng dùng trong chứng chóng mặt, ù tai và rối loạn thị lực do bất thường về mạch máu.


IV. Ai cần thận trọng khi sử dụng Vastarel?

Vastarel (Trimetazidine) có thể làm tăng run tay ở người bệnh Parkinson, tăng cơn co giật với người bị động kinh. Vì vậy, việc sử dụng Thu*c ở những người bệnh này phải đặc biệt thận trọng. Ngoài ra, người suy thận nặng, trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú cũng không được khuyến cáo dùng Vastarel.

V. Các tác dụng phụ của Vastarel (trimetazidine)

Giống như tất cả các loại Thu*c khác, Vastarel cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Thường gặp nhất là chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, nôn), phát ban, ngứa, nổi mề đay.

Hiếm gặp hơn, một số ít người bệnh dùng Thu*c có thể bị tim đập nhanh, đánh trống ngực, hạ huyết áp tư thế đứng, rối loạn giấc ngủ hay xuất hiện triệu chứng ngoại tháp (run tay, cứng cơ, khó nói…). Nếu xuất hiện các dấu hiệu này, bạn nên báo với bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.

Rối loạn tiêu hóa là tác dụng phụ thường gặp của Vastarel. Ảnh: cdn.sohucs.com

VI. Cách sử dụng Vastarel an toàn và hiệu quả

Việc sử dụng Vastarel phải có sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Để tránh dùng Thu*c sai cách hoặc quên uống Thu*c, hãy ghi lại cách dùng ngay trên vỉ và để Thu*c ở những nơi dễ thấy.

1. Thời điểm và cách uống Vastarel

Với Vastarel 20mg, Thu*c thường được dùng mỗi ngày 3 lần. Còn dạng hàm lượng 35mg sẽ được uống uống 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Thời điểm tốt nhất để uống Vastarel là trong hoặc ngay sau bữa ăn. Bởi điều này sẽ giúp giảm bớt các tác dụng phụ của Thu*c trên đường tiêu hoá.

Riêng với dạng bào chế giải phóng kéo dài Vastarel MR 35mg (hay Trizedon MR, Carvisan MR, Cavidon MR…) người bệnh nên nuốt cả viên với khoảng 200ml nước. Bởi việc nhai hay làm vỡ viên sẽ ảnh hưởng đến khả năng giải phóng của Thu*c.

2. Nếu quên uống Vastarel cần làm gì?

Trong trường hợp bạn lỡ quên một liều, hãy uống ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu đã quá gần thời gian uống liều tiếp theo thì bạn nên bỏ qua luôn liều đó và uống bình thường như lịch cũ.

3. Nên uống vastarel trong bao lâu?

Do những tác dụng không mong muốn của Thu*c, Vastarel (trimetazidine) thường chỉ được khuyến cáo uống trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình để biết thời gian cần uống Thu*c chính xác nhất.

4. Có thể tự ngưng uống Vastarel được không?

Việc ngưng Thu*c đột ngột có thể khiến cơn đau thắt ngực trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi dừng sử dụng Vastarel. Nếu trường hợp của bạn buộc phải ngừng Thu*c, bác sĩ sẽ tính toán giảm liều dần dần sau đó mới ngừng hẳn để đảm bảo an toàn.

5. Dùng Vastarel vẫn đau thắt ngực phải làm sao?

Đau thắt ngực là có thể dấu hiệu cho thấy việc dùng Vastarel với liều hiện tại không hiệu quả. Do đó, nếu dùng Thu*c mà vẫn thấy đau thắt ngực xảy ra thường xuyên, bạn cần phải đi khám ngay. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh liều hoặc thay thế bằng Thu*c khác.

Sử dụng Vastarel điều trị bệnh mạch vành cần có hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Ảnh: lumachcancer.files.wordpress.com

Giải pháp hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim cho người bệnh tim mạch, bệnh mạch vành

Điều trị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim là một quá trình dài, đòi hỏi người bệnh phải kết hợp nhiều giải pháp khác nhau để cùng lúc giảm đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở và làm chậm tiến triển của bệnh. Bởi vậy, bên cạnh việc dùng Thu*c, nhiều người đã lựa chọn sử dụng thêm các thảo dược, hoạt chất sinh học tốt cho tim để tăng hiệu quả điều trị. Điển hình trong đó phải kể đến:

-    Đan sâm: Thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng làm tăng lưu lượng máu đến nuôi tim, ngăn chặn quá trình xơ vữa mạch, từ đó giúp người bệnh mạch vành giảm đau thắt ngực và phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả hơn.

-    Hoàng đằng: Nghiên cứu cho thấy, Hoàng đằng có thể hỗ trợ giảm cholesterol máu, giúp ngăn chặn đồng thời làm chậm tiến triển của mảng xơ vữa.

-    L-carnitine: Hoạt chất này sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ tim, từ đó giúp tim bơm máu hiệu quả hơn và hỗ trợ giảm cơn đau thắt ngực cho người bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim.

Hiện nay, L-carnitine đã được kết hợp với Đan Sâm, Hoàng đằng để tạo thành một công thức toàn diện cho người bệnh tim mạch, bệnh mạch vành trong TPCN Ích Tâm Khang. Điều đặc biệt, hiện nay tại Việt Nam trong dòng TPCN tim mạch chỉ có sản phẩm này có hiệu quả được kiểm chứng lâm sàng và đăng tải trên Tạp chí Quốc tế. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Quốc Tế cho thấy, TPCN Ích Tâm Khang vừa hỗ trợ giảm đau ngực, khó thở, vừa giúp giảm xơ vữa mạch vành, giảm cholesterol máu.

Nhìn chung, những lợi ích của Vastarel (Trimetazidine) đối với người bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim là không thể phủ nhận. Nhưng Thu*c chỉ thực sự phát huy tác dụng tốt nếu như người bệnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ, kết hợp đồng thời với các biện pháp không dùng Thu*c khác và kiểm tra thường xuyên để điều chỉnh liều phù hợp.

BTV Thu Liên


Nguồn tham khảo:
https://www.drugbank.ca/drugs/DB09069
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-dau-that-nguc-hieu-ro-va-dung-dung-n65633.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dung-vastarel-tri-benh-mach-vanh-thieu-mau-co-tim-can-luu-y-gi-n408090.html)

Tin cùng nội dung

  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Người thiếu máu cần bổ máu. Phàm là Thu*c bổ máu như: a giao, đương quy, thục địa, hà thủ ô đều có thể dùng; thức ăn như: gà, vịt, cá, thịt… đều là những thức ăn tốt để bổ máu.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Thiếu máu cơ tim là tình trạng bệnh lý động mạch vành thường gặp, đặc biệt ở những người có tuổi và cao tuổi. Biểu hiện trên lâm sàng bằng cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Y học cổ truyền đề cập đến bệnh lý thiếu máu cơ tim trong các chứng bệnh như: tâm giảo thống, trấn tâm thống và hung tý với các biện pháp trị liệu khác nhau, trong đó có việc sử dụng các phương trà dược. Có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như sau:
  • Bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim) được gây ra khi lòng động mạch bị hẹp hay tắt nghẽn, thường do xơ vữa động mạch. Với những triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở Mỹ và các nước phát triển.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Xạ hình tưới máu cơ tim (myocardial perfusion scan) dùng một lượng nhỏ chất phóng xạ để ghi hình. Những hình ảnh này giúp cho người bác sĩ thấy được lượng máu đến nuôi cơ tim có đủ hay không.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY