Bài thuốc dân gian hôm nay

Dược thảo trị ho những ngày cuối năm

Vào những ngày cuối năm, thời tiết thay đổi: ban ngày nắng nóng, đêm và sáng sớm lại lạnh.
Vào những ngày cuối năm, thời tiết thay đổi: ban ngày nắng nóng, đêm và sáng sớm lại lạnh. Đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi, sự thay đổi thời tiết như trên gây rối loạn hệ hô hấp dẫn đến sưng cuống phổi, viêm đường hô hấp trên, triệu chứng khó chịu nhất lại là ho. dược thảo có khả năng giúp quý vị giải quyết tình trạng này.

Trong trường hợp trẻ có nhiều đàm, thỉnh thoảng lại ho vài tiếng, ăn uống thất thường. đại tiện khó: dùng chừng 4g bột xuyên bối mẫu, dùng hai ba muỗng cà phê (10ml) mật ong trộn đều, đựng vào chén ăn cơm, để vào nồi cơm hấp chín, hoặc hấp cách thủy cho chín, cho trẻ uống, có thể trừ đàm, trị ho và thông đại tiện.

Nếu trẻ con khi ho lại bị ói, có thể thêm 3 - 4 giọt nước gừng vào xuyên bối mẫu và mật ong, hấp chín cho trẻ uống, trẻ sẽ hết ho.

Xuyên bối mẫu chưng mật ong có thể trị chứng ho nhiều đàm của trẻ con và cả người lớn.

Dùng lượng bột xuyên bối mẫu cho người lớn mỗi lần uống là 8g, còn mật ong phải dùng 3 - 4 muỗng canh (12ml).

Nếu trong cơn ho có ói, nên thêm vào mấy giọt nước gừng khi chưng, hiệu quả sẽ càng tốt.

Bối mẫu tuy là vị Thu*c thường dùng để trị đàm và ho, nhưng người đang có hàn, bị tiêu chảy, không nên dùng nó.Trong dân gian còn có một toa Thu*c thường được dùng gọi là “Tam tử phụng mẫu thang”: xuyên bối mẫu 6g, lai phục tử 6g, tô tử 6g, bạch giới tử 1,5g. Đổ hai chén nước sắc gần 1 chén, uống lúc còn ấm sau bữa cơm.Các cụ già ngày thường nhiều đàm có thể dùng để làm Thu*c tiêu đàm.

Xuyên bối mẫu (có bán sẵn ở các tiệm Thu*c Bắc) là vị Thu*c thường dùng để tiêu đàm trị ho. Đây là vị Thu*c ôn hòa, dù là người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ có thể lực yếu dùng nó để trị chữa bệnh ho, đàm, nếu uống xong mà không hết bệnh cũng không gây tác dụng phụ gì cả.

Bối mẫu sản xuất ở vùng Tứ Xuyên là tốt nhất, gọi là xuyên bối mẫu. Bối mẫu sản xuất ở vùng Triết Giang gọi là triết bối, công dụng tiêu đàm trị ho cũng giống như xuyên bối.

Ngoài ra, xuyên bối còn được dùng hấp với lê, có hiệu quả khá tốt khi bị ho do nhiệt, nhất là vào những ngày nắng nóng, khô ráo.

Xuyên bối là một thứ Thu*c tiêu đờm trị ho thường gặp, lê có khả năng thanh nhiệt, ra mồ hôi, nhuận phổi trị ho. Xuyên bối kết hợp với lê hiệu quả trị ho càng tốt. Tuy nhiên, cần chú ý là nó chỉ có tác dụng đối với các chứng bệnh ho khan, ít đờm hoặc đờm tắc kèm khô họng, miệng khô, táo bón do phổi bị nhiệt gây ra. Còn các chứng ho do cảm phong hàn, ho kèm đờm trong loãng, sợ lạnh, chân tay không ấm do các chứng bệnh thuộc hư hàn như viêm phế quản mạn tính ở người già gây nên thì không nên ăn món này.

Phương pháp xuyên bối hấp lê như sau: 4g xuyên bối, một quả lê, 10g đường phèn. Lê gọt bỏ vỏ, khoét bỏ lõi, xuyên bối nghiền nát thành bột nhét vào quả lê cùng với đường phèn. Đặt quả lê vào bát, thêm một lượng nước vừa đủ rồi hấp cách thủy trong nửa giờ. Khi ăn: ăn lê uống nước Thu*c, ăn trong một ngày, chia làm 2 - 3 lần; nên ăn liền từ 3 - 4 ngày.

Lương y HOÀNG DUY TÂN

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/duoc-thao-tri-ho-nhung-ngay-cuoi-nam-n57773.html)

Tin cùng nội dung

  • Hãy bỏ túi những loại trà thảo dược sau đây để làm bí kíp trị ho cho các thành viên trong gia đình bạn khi mùa đông tới.
  • Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài Thu*c dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau.
  • Mách mẹ một số mẹo dân gian trị ho cho trẻ cực hiệu quả mà chẳng cần dùng đến kháng sinh.
  • Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày
  • Thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang đông khiến tôi bị dị ứng mẩn đỏ khắp người, vừa đau rát, vừa ngứa rất khó chịu….
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY