Khoa học hôm nay

Ếch tiến hóa sau sự kiện khủng long bị tuyệt chủng

Một nghiên cứu khoa học cho thấy sự đa dạng lớn của loài ếch ngày nay là kết quả từ vụ va chạm giữa Trái Đất với một tiểu hành tinh khiến loài khủng long tuyệt chủng.

Nghiên cứu mới cho thấy quần thể ếch đã bùng nổ sau sự kiện tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm. điều này dường như mâu thuẫn với những bằng chứng trước đây cho thấy nguồn gốc cổ xưa của nhiều nhóm ếch chính.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí proceedings of the national academy of science, khoảng 90% loài ếch ngày nay tiến hóa từ 3 loài ếch sống sót sau sự kiện này.

Ếch là một trong những nhóm động vật có xương sống đa dạng nhất với hơn 6.700 loài được phát hiện. tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu di truyền đã cản trở nỗ lực theo dõi tiến trình tiến hóa của chúng.

Ếch hyla sanchiangensis ở miền đông trung quốc là hậu duệ của 1 trong 3 loài ếch đã vượt qua sự tuyệt chủng hàng loạt trên trái đất vào 66 triệu năm trước để phát triển trên toàn thế giới. ảnh: peng zhang.

Sự đa dạng hóa ấn tượng của ếch dường như đã xảy ra sau vụ va chạm giữatiểu hành tinhvới khu vực hiện là rìa bán đảo yucatan ở mexico.

Phát ra năng lượng nhiều hơn 1 tỷ lần so với một quả bom nguyên tử, vật thể ngoài hành tinh này đã quét sạch 3/4 sự sống trên trái đất. tuy nhiên, nó dường như lại tạo ra bước tiến hóa cho loài ếch.

Các nhà khoa học đã lấy mẫu 95 gen từ adn của 156 loài ếch. sau đó họ kết hợp dữ liệu này với thông tin di truyền từ 145 loài nữa để tạo ra "phả hệ" chi tiết của ếch dựa trên các mối quan hệ di truyền của chúng.

David blackburn, bảo tàng lịch sử tự nhiên florida, đồng tác giả nghiên cứu, giải thích trên bbc: "ếch đã xuất hiện cách đây khoảng 200 triệu năm. tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy chỉ đến khi khủng long tuyệt chủng, sự đa dạng hóa của loài ếch mới bùng nổ dẫn tới việc hình thành phần lớn các loài ếch mà chúng ta thấy ngày nay".

Tiến sĩ blackburn cho biết tốc độ đa dạng hóa của ếch đa sau vụ va chạm cho thấy những loài sống sót có lẽ đã lấp đầy các khoảng trống sinh thái mà những loài khác bỏ lại.

Theo Tuyết Mai/Zing

Link bài gốc Lấy link

https://zingnews.vn/ech-tien-hoa-nho-tieu-hanh-tinh-khien-khung-long-tuyet-chung-post759923.html

Theo Tuyết Mai/Zing

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ech-tien-hoa-sau-su-kien-khung-long-bi-tuyet-chung/20210217091853249)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Lâm Đồng là một trong ít địa phương có thông đỏ với số lượng lớn. Tuy nhiên, công bố mới đây cho thấy loài thông này đang có nguy cơ tuyệt chủng.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY