Tai , Mũi , Họng hôm nay

Em bị viêm mũi dị ứng gần 10 năm chưa khỏi, Mangyte ơi?

Em bị viêm mũi dị ứng, đi khám và uống Thu*c nhiều nơi nhưng không khỏi hẳn. Liệu em có bị ung thư vòm họng không ạ?

Bác sĩ ơi,

Em bị viêm mũi dị ứng đã gần 10 năm, và cũng có đi khám và uống Thu*c nhiều nơi nhưng uống Thu*c thì khỏe, ngưng Thu*c lại thì bệnh. Em cũng mua Thu*c bắc uống lâu dài cỡ 7 tháng thì lại ngưng vì mang bầu, sau đó em cũng tiếp tục khám và uống Thu*c tây, Thu*c bắc như vậy nhưng bệnh của em vẫn không hết.

Giờ trong cuối vòm họng và mắt của em rất ngứa. Nhất là đêm khi ngủ, còn trong vòm họng và nơi đường thở của lỗ mũi đi qua thì khô và ngứa rát khó chịu. Xin hỏi em bị gì, có bị ung thư vòm họng không và điều trị như thế nào?

(Ngọc Mỹ - Tây Ninh)

Chào bạn Ngọc Mỹ,

Qua mô tả, bạn mắc chứng viêm mũi dị ứng. Đây là một bệnh liên quan tới nhiềunguyên nhân phức tạp: môi trường, ăn uống, không khí, cơ địa, nhiệt độ, độ ẩm,khói, bụi, phấn hoa...

AloBacsi xin hướng dẫn những nguyên tắc điều trị và phòngngừa sau:

- Làm sạch dịch mũi: Khi viêm dị ứng,dịch tiết nhiều, làm cho mũi nghẹt, phải vệ sinh mũi xoang bằng cách: dùngchai nước muối 0.9% loại 500ml, treo cao khoảng 2 m, gắn dây dịch truyềndịch vào chai (tháo bỏ phần kim truyền, gắn ống hút vào thay thế), bạn ngồitrên ghế, đầu cúi về phía trước, dưới chân hứng chậu nước, mở khóa van cho nướcmuối xịt vào hốc mũi từng bên, như vậy các chất tiết nhầy sẽ loãng và bị trôira, làm cho sạch mũi. Ngày làm 1-2 lần tùy mức độ tiết dịch và sự khó chịu củamũi.

- Thu*c chống tại chỗ: Sau khi mũi sạch,thoáng, dùng Thu*c corticoid ( Rhinocort, Flixonase…) xịt mũi mỗi ngày 1lần, lần 2 nhát bóp, có tác dụng làm giảm phản ứng tại chỗ, Thu*c ít tácdụng phụ (súc miệng sau xịt Thu*c). Thu*c có thể dùng nhiều tháng.

Phòng ngừa: là bước rất quan trọng, do chínhngười bệnh phải thực hiện chủ động tích cực, lâu dài:

- Tránh khói, bụi, lạnh, nóng… loại trừ các nguyên nhân vàyếu tố phối hợp gây bệnh (nếu có thể được).

- Vệ sinh môi trường sống: nhà cửa sạch, thoáng, grap giườngphải thường xuyên gặt sạch, tránh nuôi chó mèo, chim…

- Tập thể dục đều đặn, thường xuyên, tăng cường thể lực rấtcó tác dụng trong phòng ngừa (chạy bộ, đi bộ, nhảy dây…).

- Chế độ ăn: không ăn những thực phẩm gây dị ứng: bản thânphải tự xác định những loại thực phẩm này, nếu ăn vào bị gây ngứa, gây sổ mũithì lần sau không dùng.

- Nên tới bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng khám chẩn đoán tình trạngbệnh lý, đồng thời khám sức khỏe tổng quát, nhằm đánh giá tình hình sức khỏechung.

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng - AloBacsi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/em-bi-viem-mui-di-ung-gan-10-nam-chua-khoi-alobacsi-oi-n118894.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY