Dinh dưỡng hôm nay

eMagazine Tâm thư của Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ điểm nóng Covid-19

(MangYTe) - Bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM), ngày 19-7 đã gửi bức thư động viên các nhân viên y tế và vững tin chúng ta sẽ lại cùng nhau vượt qua trận chiến Covid-19 này.

Hiện nay, Việt Nam đã có mặt trong top 10 các nước châu Á về số ca mắc và Tu vong vì Covid-19 trên bảng tổng kết của Worldometter. Không thể không thừa nhận chúng ta đang phải đương đầu với cuộc chiến Covid-19 lần thứ 4 rất phức tạp và nguy hiểm dựa trên số bệnh nhân mắc và các ca Tu vong

----o0o----

Những ngày này, tại bệnh viện nguyễn tri phương thật bận rộn vì:

• một nửa diện tích bệnh viện phải chuyển công năng thành khu điều trị covid do áp lực điều trị để giảm Tu vong bệnh nhân nhiễm covid nặng, chăm sóc toàn bộ việc ăn uống cho số bệnh nhân này cũng như nhân viên y tế cùng việc bảo đảm vệ sinh phòng bệnh, môi trường…;

• Số ca F0 ngoài cộng đồng đến khám chữa bệnh ngày càng tăng;

• số nhân viên y tế thuộc khu phong tỏa ngày càng nhiều khiến lực lượng bị mỏng đi, thêm vào đó là số nhân viên bị nhiễm do tham gia nhiệm vụ;

• Chúng ta vẫn phải bảo đảm tính hiệu quả của các hoạt động điều trị bệnh nhân cũng như các hoạt động khác như truy vết, tiêm chủng, tham gia các bệnh viện dã chiến, bệnh viện thu dung, …

Và còn vô số những hoạt động khác để chiến đấu với kẻ thù "giấu mặt" - virus SARS-CoV-2!

Nhưng nếu chúng ta không bảo vệ cộng đồng thì ngay cả mạng sống những người thân quen của chúng ta cũng sẽ khó bảo toàn vì sự lây lan của đại dịch Covid-19.

Chưa lúc nào như lúc này, các bạn nhân viên y tế phải đối mặt với những khó khăn do điều kiện làm việc có bất tiện hơn, chỗ ăn nghỉ có eo hẹp hơn, cường độ công việc và tinh thần tâm lý có căng thẳng hơn…

Ảnh minh họa internet

Dù sao đi nữa, tôi vẫn tin rằng tất cả chúng ta đều tự hào với ngành nghề mà chúng ta đã chọn và mục đích tốt đẹp mà chúng ta đang theo đuổi: đó là mỗi người được an toàn trong một cộng đồng an toàn.

Là người đứng đầu bệnh viện, tôi rất biết ơn về mỗi sự hy sinh và mỗi sự chịu khó của từng nhân viên y tế. Trong từng hoàn cảnh, các đồng nghiệp đều phát huy tinh thần trách nhiệm cao để trở thành những chiếc khiên mạnh mẽ bảo vệ cộng đồng.

Tôi tin rằng cộng đồng không thể quên được hình ảnh thật xúc động của các "chiến sĩ" trên mặt trận y tế đang chiến đấu thầm lặng trong bộ quần áo ướt sũng vì mồ hôi sau những lần lấy mẫu, những bàn tay sần da vì sử dụng găng tay y tế kéo dài, sự kiên trì hàng giờ để an ủi bệnh nhân không thể ở bên gia đình của họ.

Thật cám ơn khi các bạn đã cùng gánh vai để mạo hiểm mạng sống của mình cho rất nhiều người qua những hy sinh cao cả đáng trân trọng của mình.

Ảnh minh họa internet

Chiều nay, tôi gặp phải 1 câu chuyện về 1 gia đình nhiễm Covid-19: 2 anh chị chủ nhà trong khu phong tỏa bị phát hiện nhiễm Covid-19 và đã được đưa đến bệnh viện thu dung. Sau đó, mẹ và con của họ cũng phát hiện bị nhiễm Covid nhưng mẹ thì có triệu chứng nặng phải nhập bệnh viện trung tâm cùng với cháu nội.

Mẹ có diễn tiến shh nặng rồi Tu vong trong khi không có 1 người thân bên cạnh. vì dịch bệnh nên nhân viên y tế của bệnh viện xem như người thân của chính mình và đã tiến hành khâm liệm, hỏa táng (khi được đồng thuận của người thân qua điện thoại vì họ cũng đang trong khu phong tỏa) thật nhanh theo quy định phòng dịch.

Thật ngậm ngùi! Không ai biết ai, ngay cả trong phút lâm chung của một người, trong thời bình mà chẳng gặp một người thân nào quả thật là kinh khủng!

Tôi vô cùng đồng cảm mỗi khi nhìn thấy vẻ mặt bất lực của anh em đứng trước nhiều trường hợp bệnh nhân tiến triển nặng rồi mất đi trong khi số ca nhiễm bệnh đang tiếp tục tăng theo cấp số nhân.

TP HCM đang thống kê mỗi ngày có hơn 1000 ca, rồi 2000 ca, rồi 4000 ca. Và ngay tại bệnh viện, chúng ta đã từng tận mắt chứng kiến cảnh đồng nghiệp của mình bị nhiễm Covid-19 trong quá trình phục vụ… Vì thế, việc nhân viên y tế chúng ta đang kiệt sức là điều thật dễ hiểu.

Nhiều bệnh viện đang quá tải vì phải phân chia lực lượng để hỗ trợ các công tác khác như lấy mẫu, xét nghiệm, chích ngừa vắc-xin cho cộng đồng, chăm sóc và điều trị bệnh nhân Covid-19, lại còn việc chăm sóc và điều trị các bệnh nhân mắc các bệnh cấp tính hay mạn tính không nhiễm Covid (vì mô hình bệnh viện tách đôi) … Tuy nhiên, hơn bao giờ hết, lúc này người dân đang rất cần được chăm sóc y tế!

Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thuý - Bệnh viện Điều trị Covid-19 Trưng Vương - vắt sữa của mình để nuôi bệnh nhi 7 tháng tuổi đang phải điều trị Covid-19 tại bệnh viện này

Các bạn ơi, những ngày đầu tập tễnh bước chân vào giảng đường y khoa, hình ảnh người "nhân viên y tế" với một trọng trách cao cả là mang đến tia hy vọng, đôi khi thật hiếm hoi, cho mọi gia đình - luôn theo ta từng bước đi. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều gia đình đang "tan vỡ" vì Covid-19 đang diễn tiến kéo dài và phức tạp.

Vì thế, các bạn thật sự là người ơn của cộng đồng và xin đừng bao giờ từ bỏ vì khó khăn và các bạn ơi, mọi người dân đang rất cần bạn!

Tôi vững tin chúng ta sẽ lại cùng nhau làm được và vượt qua mọi thử thách.

Xin được tri ân từng đóng góp và mong rằng trong thời gian sắp đến, từng nhân viên y tế của bệnh viện nguyễn tri phương sẽ giữ vững tinh thần cũng như trách nhiệm của người cán bộ y tế, để đem lại bình yên cho thành phố và đất nước yêu quý của chúng ta!

Ảnh minh họa internet

Thật không có từ ngữ có thể diễn tả vai trò của các bạn quan trọng như thế nào! Tôi hy vọng rằng các bạn sẽ KHÔNG CHỦ QUAN để giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và gia đình.

Tôi biết những dòng chữ ít ỏi này không thể diễn tả hết những tình cảm chân thành của một người đại diện lãnh đạo bệnh viện, cũng là một người dân của TP HCM. Tôi cùng gia đình xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các bạn, những chiến sĩ trên mặt trận y tế đang bảo vệ thành phố chúng ta an toàn khỏi đại dịch này.

Một lần nữa, xin cám ơn các bạn đã và đang phục vụ cộng đồng với lòng kiên nhẫn, tính trách nhiệm và sự tận tụy quên mình ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác vì sự an nguy của người bệnh và toàn thể cộng đồng.

Đồ Họa:

A.Thanh

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/thoi-su/emagazine-tam-thu-cua-giam-doc-benh-vien-nguyen-tri-phuong-tu-diem-nong-covid-19-20210720113052456.htm)

Tin cùng nội dung

  • Lâu nay do thói quen, sự thiếu hiểu biết và sự mập mờ của các nhà sản xuất cùng với việc giải thích không đầy đủ của nhân viên y tế khiến không ít các bà mẹ lạm dụng men tiêu hóa...
  • Trong thời kỳ có thai, nếu người mẹ thiếu canxi, mặc dù có sự phân giải hợp chất canxi trong xương phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu, nhưng sự đáp ứng này chỉ có giới hạn.
  • Cơ quan Quản lý Thu*c và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa cảnh báo, các sản phẩm testosteron theo đơn được phê duyệt chỉ dùng điều trị cho những người đàn ông có nồng độ testosteron thấp...
  • Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virut cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân...
  • Trung Quốc đang đề nghị nên có một lệnh cấm dùng ketamine trên toàn thế giới, bởi Thu*c đang được sử dụng “lậu” phổ biến tại cộng đồng theo mục đích sai trái.
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY