Tin y tế hôm nay

Tin y tế

eMagazine - Vượt cạn giữa muôn trùng hiểm nguy

(MangYTe) - Hàng chục em bé ra đời bình yên giữa khu điều trị có tới 800 giường bệnh Covid-19, vẫn âm tính dù được giao ngay cho người mẹ F0 tự tay chăm sóc, là niềm hạnh phúc chung của nhiều y - bác sĩ Bệnh viện Điều trị Covid-19 Trưng Vương.

có một khoa phụ sản lớn, bệnh viện điều trị covid-19 trưng vương là nơi đầu tiên ở tp hcm đón những em bé ra đời từ người mẹ mắc covid-19, từ những ngày tháng 6, khi số lượng bệnh nhân covid-19 ngày càng nhiều và xuất hiện một đối tượng bệnh nhân nặng đặc biệt: các thai phụ, sản phụ.

Tối 25-6, tôi nhận được cuộc gọi bất ngờ từ bên trong bệnh viện điều trị covid-19 trưng vương, giọng nói đầy niềm vui của bác sĩ, thông báo về em bé đầu tiên ra đời từ một sản phụ mắc covid-19 ở bệnh viện, cũng là ở tp hcm.

Chỉ ít ngày sau, ngày 2-7, một sản phụ mắc covid-19 cận ngày sinh lại được chuyển tới từ bệnh viện hùng vương, cũng là thai kỳ nguy cơ, phải sinh mổ. một bé trai khỏe mạnh, nặng 2,9 kg đã chào đời bình an và sau đó 2 mẹ con đều khỏe mạnh.

Nhưng đó chỉ là khởi đầu của những thử thách.

Một buổi tối muộn khác, điện thoại tôi báo tin nhắn: "Bệnh viện chị chiều nay có ca song sinh, đã phẫu thuật, hai bé ổn". Hơn 2 tuần sau, tôi tiếp tục nhận được những bức hình đáng yêu qua Messenger, là một cặp song sinh hồng hào và một người mẹ hạnh phúc, chìa con ra cho bác sĩ chụp hình.

Ca song thai đó là một thử thách lớn đối với các bác sĩ khoa phụ sản: cố chăm sóc người mẹ sao cho có thể giữ thai càng lâu càng tốt. rất may, sản phụ trần b.đ. đã vượt qua bệnh covid-19 dưỡng được bào thai mới 35 tuần lên 37 tuần và vượt cạn an toàn.

Người nhắn tin cho tôi, bác sĩ chuyên khoa ii nguyễn thị thu vân, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, hồi tưởng.

"sản phụ mắc covid-19 có nhiều nguy cơ hơn người bình thường. họ thường chưa được chích ngừa, sức đề kháng giảm do tình trạng mang thai nên có nguy cơ chuyển nặng cao. nếu mẹ chuyển nặng, có khi phải chấm dứt sớm thai kỳ, nếu không cả mẹ và con sẽ nguy hiểm. nhưng nếu sinh sớm thì em bé quá non... vì vậy, phải cố theo dõi sát người mẹ vì can thiệp kịp thời là yếu tố rất quan trọng để hạn chế chuyển độ nặng" - bác sĩ phạm thị đài trang, khoa phụ sản, cho biết.

Nỗ lực đó đã được đền đáp không chỉ bằng những em bé ra đời khi đã đủ cứng cáp, mà còn ở những thai phụ xuất viện với bào thai còn bình an trong bụng. giữa cuộc trò chuyện, bác sĩ đài trang chỉ ra cửa khoa: "trong số những người chị vừa chụp hình có thai phụ t.a., cũng trở nặng, không đáp ứng oxy mask, được chuyển qua icu (khoa hồi sức tích cực – chống độc) nằm mấy hôm, may mà đã ổn định lại. tôi vui lắm".

Ê-kíp khoa phụ sản bệnh viện điều trị trưng vương, ê-kíp hỗ trợ nhi khoa từ bệnh viện nhi đồng 1, các sản phụ, thai phụ và người nhà trong một buổi xuất viện (bệnh nhân được mặc tạm đồ bảo hộ xanh để giữ sạch thường phục khi đi ngang khu điều trị, sẽ cởi bỏ khi ra đến khu vực "sạch")

Những thai phụ, sản phụ mắc covid-19 ở tp hcm ngày một nhiều thêm. nhiều đơn vị sản khoa khác lần lượt tham gia vòng chiến. đó cũng là lúc bắt đầu xuất hiện những thử thách lớn. bị ảnh hưởng bởi tình trạng mang thai và hầu hết chưa tiêm ngừa covid-19, nhiều thai phụ, sản phụ đã trở thành ca nặng và nguy kịch. đó là lúc 2 khoa phụ sản – hồi sức tích cực-chống độc (icu) cùng nhau nỗ lực cho "nhiệm vụ kép".

Chị nhan.t.th. (35 tuổi) kể khi tôi đến thăm khoa phụ sản, sau khi được rất nhiều bác sĩ của bệnh viện điều trị covid-19 trưng vương thông tin về chị - một sản phụ đã khiến rất nhiều người cùng lo âu, cùng cố gắng, và cùng hạnh phúc.

Th. được chuyển tới đây từ bệnh viện từ dũ trong tình trạng sốc mất máu, rối loạn đông máu do băng huyết sau sinh, tiền sản giật nặng, hội chứng hellp, viêm phổi do sars-cov-2 mức độ nặng... hơn 20 lít máu và chế phẩm máu đã được truyền vào cơ thể chị, hàng loạt thiết bị hỗ trợ sự sống đã được nối vào và rất nhiều con người không dám rời mắt khỏi chị suốt nhiều ngày đã đem chị về từ lằn ranh sinh tử.

Để cứu sản phụ, họ đã dùng phương án thay huyết tương, mỗi lần dùng đến 15-16 túi, tương đương 3-3,5 lít huyết tương. "Làm hằng ngày, 5 lần như vậy, khả năng đông máu của cô ấy mới trở lại" – bác sĩ Bình kể.

Cuộc chiến lúc đó vẫn chưa xong. Tình trạng chảy máu không chỉ nằm ở những vấn đề nêu trên, mà còn từ một vết rách ở khu vực *m đ*o. Vậy là sau khi giải quyết tạm ổn tình trạng đông máu, 2 khoa Phụ Sản-ICU lại phối hợp đưa bệnh nhân lên phòng mổ. Một ca mổ mà mọi người hồi hộp trông chờ bởi rất sợ bệnh nhân lại bị mất máu, nhưng may mắn đã ổn thỏa.

Sản phụ Nguyễn T.T.T.hồi phục kỳ diệu sau 10 ngày nguy kịch, phải thở máy. Con gái chị nặng 1,5kg, rất khỏe mạnh dù sinh sớm ở tuần thai thứ 30

Trước chị nhan t.th. chỉ ít hôm, bệnh viện điều trị covid-19 trung vương cũng đón một sản phụ nặng khác là chị nguyễn t.t.t. (33 tuổi), mắc covid-19 nguy kịch, thở máy đến 10 ngày. rất may con gái chị dù sinh non, chỉ nặng 1,5kg, nhưng cũng đã mạnh mẽ như mẹ để 2 người có ngày đoàn tụ.

"thai phụ bị covid-19 nặng hơn người thường nhiều. có nhiều ca vô đến chỗ tôi, hồi phục rồi sinh thường, có ca đẻ ngay trong khoa hồi sức" - bác sĩ thiên bình kể.

Bài viết:

ANH THƯ

Ảnh:

anh thư - bệnh viện trưng vương

Thiết kế:

NGUYÊN LÂM

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/emagazine-vuot-can-giua-muon-trung-hiem-nguy-20210928172830258.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY