Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Men tiêu hóa - Dùng không dễ

Hiện nay trên thị trường Thu*c xuất hiện rất nhiều sản phẩm được gọi là men tiêu hóa hoặc men vi sinh.
Hiện nay trên thị trường Thu*c xuất hiện rất nhiều sản phẩm được gọi là men tiêu hóa hoặc men vi sinh. Dù đây là một sản phẩm giúp cải thiện được các triệu chứng như ăn khó tiêu, rối loạn vi khuẩn đường ruột… Nhưng khi nào thì nên sử dụng và sử dụng như thế nào cho đúng lại là một bài toán, mà đến ngay cả các bác sĩ cũng cần phải cân nhắc. men tiêu hóa">men tiêu hóa và men vi sinh bởi thế nếu sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng thì không những không phát huy được hiệu quả điều trị mà có thể sẽ gây ra các tác hại khôn lường.

men tiêu hóa

Hiện nay do các sản phẩm men tiêu hóa và “men vi sinh” cấp số đăng ký nhiều và thường là đăng ký thực phẩm chức năng (men tiêu hóa) hoặc sinh phẩm y tế (vi khuẩn sống). Tương đương với nó là có rất nhiều cơ sở đóng gói sản xuất (mua về phân liều đóng gói). Do thực phẩm chức năng thì không bị kiểm soát nghiêm ngặt như Thu*c, cùng với chiến lượng quảng cáo, PR rầm rộ... làm cho không ít bệnh nhân bị mê hoặc về tác dụng diệu kỳ trên đường tiêu hóa như: giúp trẻ hay ăn chóng lớn; cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng; rối loạn tiêu hóa... và mua về sử dụng một cách bừa bãi.

Người tiêu dùng (bệnh nhân) cần được tư vấn bởi bác sĩ và dược sĩ để sử dụng đúng, tránh lạm dụng sản phẩm mà gây hại cho sức khỏe. Thầy Thu*c cần phải giải thích rõ cho bệnh nhân hiểu sản phẩm đó là gì? khi nào cần dùng? Dùng với mục đích gì? Và dùng bao nhiêu là đủ?

Cơ thể người có sức khỏe bình thường thì có sự phối hợp chặt chẽ giữa các men tiêu hóa từ miệng đến ruột non. Khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hoặc giảm bài tiết (do tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tụy, viêm teo ruột kéo dài, cắt ngắn ruột sau phẫu thuật,...), cơ thể sẽ thiếu các men tiêu hóa, lúc này thì cần phải bổ sung men tiêu hóa. Nhưng tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà lựa chọn nên bổ sung những loại men nào.

Đối với trẻ em ăn bột (cháo) không nhai, hoặc người có thói quen ăn nhanh nuốt vội, nhai không kỹ hoặc người có bệnh lý ở tuyến nước bọt thì cần bổ sung men amylase để giúp tiêu hóa chất tinh bột, glucid. Với người bị đầy bụng khó tiêu do ăn nhiều chất đạm thì cần bổ sung men pepsin, lipase. Người có bệnh lý ở tuyến tụy hoặc viêm/teo/cắt ngắn ruột non, viêm loét dạ dày tá tràng, tăng tiết acid... lại cần bổ sung men amylase, trypsin, chymotrypsin, carboxypolypeptidase, lipase...

Có những sản phẩm men tiêu hóa có chứa đầy đủ tất cả các loại men, bao gồm cả xellulase... và được quảng cáo là giúp tiêu hóa tất cả các thức ăn, kể cả những thức ăn là chất xơ. Đương nhiên các sản phẩm này sẽ đắt tiền hơn những sản phẩm chỉ chứa một vài loại men. Nếu bệnh nhân cứ thế mà mua về sử dụng là một sai lầm, bởi không phải trường hợp nào cũng nên dùng sản phẩm này.

Mời bạn độc giả đón đọc phần 2:"men tiêu hóa?
" vào lúc 8h ngày 9/7/2015

DS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-men-tieu-hoa-dung-khong-de-13495.html)

Tin cùng nội dung

  • Đời sống người dân Việt Nam ở các thành phố lớn ngày càng tăng cao đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng trong việc tăng cường sức khỏe,
  • Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm, đường, do ăn uống không hợp vệ sinh
  • Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do lạnh (hàn thấp) và do ăn uống không hợp lý, thiếu vệ sinh (thực tích).
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Suy dinh dưỡng trẻ em, Đông y gọi là cam tích. Nguyên nhân thường gặp là do trẻ ăn uống không điều độ, (cai sữa quá sớm, ăn nhiều chất ngọt hoặc béo quá, no hoặc đói thất thường), làm tỳ vị bị tổn thương, do chăm sóc không đúng cách, hoặc không phù hợp với các giai đoạn phát triển S*nh l* của trẻ nhỏ, làm nguyên khí hao tổn, tân dịch bị tổn thương.
  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY