Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Eprex - Thuốc điều trị thiếu máu do suy thận

Epoetin alfa là một nội tiết tố glycoprotein được tinh chế có tác dụng kích thích sinh hồng cầu. Epoetin alfa được sản xuất từ các tế bào động vật hữu nhũ đã được đưa vào mã gen

Dung dịch tiêm dưới da, tĩnh mạch 1000 UI/0,5 ml: hộp 6 bơm tiêm đã chứa sẵn Thuốc 0,5 ml - Bảng B.

Dung dịch tiêm dưới da, tĩnh mạch 2000 UI/0,5 ml: hộp 6 bơm tiêm đã chứa sẵn Thuốc 0,5 ml - Bảng B.

Dung dịch tiêm dưới da, tĩnh mạch 3000 UI/0,3 ml: hộp 6 bơm tiêm đã chứa sẵn Thuốc 0,3 ml - Bảng B.

Dung dịch tiêm dưới da, tĩnh mạch 4000 UI/0,4 ml: hộp 6 bơm tiêm đã chứa sẵn Thuốc 0,4 ml - Bảng B.

Dung dịch tiêm dưới da, tĩnh mạch 10000 UI/ml: hộp 6 bơm tiêm đã chứa sẵn Thuốc 1 ml - Bảng B.

Thành phần

Cho 1 bơm tiêm 1000 UI/0,5 ml.

Epoetine alfa 8,4 mg.

Cho 1 bơm tiêm 2000 UI/0,5 ml  

Epoetin alfa  16,8 mg.

Cho 1 bơm tiêm 3000 UI/0,3 ml  

Epoetin alfa  25,2 mg.

Cho 1 bơm tiêm 4000 UI/0,4 ml  

Epoetin alfa  33,6 mg.

Cho 1 bơm tiêm 10000 Ul/ml      

Epoetin alfa  84,0 mg.

Mô tả

Epoetin alfa là một nội tiết tố glycoprotein được tinh chế có tác dụng kích thích sinh hồng cầu. Epoetin alfa được sản xuất từ các tế bào động vật hữu nhũ đã được đưa vào mã gen của erythropoietin người.

Chỉ định

Điều trị thiếu máu do suy thận mạn ở bệnh nhân người lớn thẩm phân máu, bệnh nhân thẩm phân phúc mạc, bệnh nhân tiền-thẩm phân và ở những bệnh nhân nhi đang thẩm phân máu.

Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân ung thư không phải dạng tủy bào (có hay không có hoá trị liệu) và ngăn ngừa thiếu máu ở các bệnh nhân ung thư không phải dạng tủy bào đang điều trị với một tác nhân hóa trị liệu.

Điều trị thiếu máu ở các bệnh nhân nhiễn HIV đang được điều trị bằng zidovudine có mức erythopoietin nội sinh ≤ 500 mU/ml.

Làm nhanh việc lấy máu tự thân trong chương trình gửi máu trước và làm giảm nguy cơ của việc truyền máu dị thân ở những bệnh nhân có Hct 33-39% mà đã được lên chương trình cho một cuộc phẫu thuật lớn có chọn lọc và dự kiến cần nhiều máu hơn lượng máu mà họ có thể có được thông qua kỹ thuật lấy máu tự thân không sử dụng Epoetin alfa.

Chống chỉ định

Cao huyết áp không kiểm soát được.

Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của Thuốc.

Thận trọng khi dùng

Nguy cơ tăng huyết áp: Để giảm đến mức tối thiểu nguy cơ tăng huyết áp, nên khống chế tỉ lệ tăng hemoglobin ở mức khoảng 1 g/dl/tháng và không nên vượt quá 2 g/dl/tháng. Nên theo dõi nồng độ hemoglobin ít nhất một lần mỗi tuần cho đến khi đạt tới mức ổn định và sau đó theo dõi định kỳ. Nên kiểm soát huyết áp một cách đầy đủ trước và trong điều trị Eprex, khống chế huyết áp khi cần thiết. Tăng cường điều trị cao huyết áp khi có các triệu chứng báo động như phát sinh nhức đầu không thường xuyên hoặc nhức đầu gia tăng. Nếu không kiểm soát được huyết áp, nên ngưng sử dụng Eprex.

Để có được đáp ứng tối ưu với Eprex, cần đảm bảo lượng dự trữ sắt đầy đủ trước khi bắt đầu

trị liệu. Nên đánh giá lại dự trữ sắt trong suốt quá trình điều trị và bổ sung thêm. Ví dụ: sắt nguyên tố' uống 200-300 mg/ngày (100-200 mg/ngày cho bệnh nhân nhi) được khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân có nồng độ ferritin huyết thanh dưới 100 mg/l.

Trên bệnh nhân suy thận mạn, việc điều trị thiếu máu có thể dẫn đến thèm ăn và làm tăng lượng kali và protein ăn vào. Do đó có thể’ phải chỉ định thẩm phân chu kỳ để’ duy trì urea, creatinin và kali trong giới hạn mong muốn. Eprex không làm tăng tỉ lệ tiến triển của suy thận. Do tăng thể’ tích hồng cầu khối, bệnh nhân điều trị Eprex thường cần tăng liều heparin trong khi thẩm phân.

Tác dụng ngoại ý

Hội chứng "giống cúm": chóng mặt, ngủ gà, sốt, nhức đầu, đau cơ đau khớp và mỏi mệt.

Tăng huyết áp phụ thuộc vào liều dùng hoặc làm nặng hơn tình trạng cao huyết áp hiện có.

Huyết khối cầu nối trên những bệnh nhân thẩm phân máu. Nổi ban, chàm, mày đay, ngứa và/hoặc phù mạch: phản ứng da tại nơi tiêm.

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng

Bệnh nhân suy thận mạn:

Nồng độ hemoglobin đích nên là 10-12 g/dl ở người lớn và 9,5-11 g/dl ở trẻ em.

Có thể dùng Eprex bằng đường tiêm tĩnh mạch (TM) hoặc tiêm dưới da (TDD). Khi thay đổi đường dùng Thuốc, lúc đầu nên sử dụng liều như trước rồi sau đó điều chỉnh liều dùng để duy trì nồng độ hemoglobin đích. Trên các nghiên cứu lâm sàng, liều tiêm dưới da thường thấp hơn 20-30% so với liều tiêm tĩnh mạch cần thiết để’ đạt cùng hiệu quả lâm sàng.

Trong giai đoạn chữa trị, nên tăng liều Eprex nếu hemoglobin tăng < 1 g/dl/tháng. Thông thường ghi nhận mức gia tăng hemoglobin có ý nghĩa lâm sàng sau 2 tuần và có thể đến 6-10 tuần ở một vài bệnh nhân. Một khi đạt nồng độ hemoglobin đích, nên giảm liều 25 IU/kg/liều để tránh tình trạng hemoglobin vượt quá tầm đích. Nếu nồng độ hemoglobin vượt quá 12 g/dl, nên ngưng dùng Eprex. Có thể giảm liều bằng cách bỏ đi một trong các liều dùng mỗi tuần hoặc bằng cách giảm số lượng Thuốc mỗi liều.

Giai đoạn chữa trị:

Người lớn thẩm phân máu

Người lớn thẩm phân phúc mạc

Người lớn (chưa) thẩm phân máu

Trẻ em thẩm phân máu

Liều khởi đầu

50IU/kg

3 lần/tuần

50 IU/kg

2 lần/tuần

50 IU/kg

3 lần/tuần

50 IU/kg

3 lần/tuần

Tăng liều mỗi 4 tuần (IU/kg/liều)

25

Giai đoạn duy trì

30-100 IU/kg,

25-50 IU/kg,

17-33 IU/kg,

Xem *

Liều thông thường

3 lần/tuần

2 lần/tuần

3 lần/tuần

(*)

Đường tiêm

TM, TDD

TDD

TM, TDD

TM

* Giai đoạn duy trì: ở trẻ em thẩm phân máu: Trọng lượng (kg)

Liều (trung bình)

(IU/kg, 3 lần/tuần) Liều duy trì thường dùng

< 10

100

75-150

10-30

75

60-150

> 30

33

30-100

Bệnh nhân ung thư

Nồng độ hemoglobin đích nên vào khoảng 12 g/dl. Eprex có thể được dùng cho điều trị các bệnh nhân thiếu máu triệu chứng. Eprex có thể’ cũng được sử dụng để’ ngừa thiếu máu ở những bệnh nhân bắt đầu hóa trị liệu, có nồng độ hemoglobin trước điều trị thấp (< 11 g/dl) và ở những bệnh nhân có sự giảm rõ ràng hemoglobin trong suốt chu kỳ đầu tiên của hoá trị liệu. (Ví dụ: 1-2 g/dl nếu mức hemoglobin ban đầu là 11-13 g/dl hoặc giảm ≥ 2 g/dl nếu mức hemoglobin ban đầu ≥ 13 g/dl). Liều khởi đầu của phòng ngừa hoặc điều trị thiếu máu nên là 150 IU/kg, 3 lần mỗi tuần, tiêm dưới da. Nếu sau 4 tuần điều trị, hemoglobin tăng < 1 g/dl, liều điều trị nên được tăng lên đến 300 IU/kg trong 4 tuần. Nếu sau 4 tuần điều trị với liều 300 lU/kg, hemoglobin tăng < 1 g/dl, thì có khả năng bệnh nhân không đáp ứng và không nên tiếp tục điều trị. Nếu hemoglobin tăng > 2 g/dl mỗi tháng, hãy giảm liều Eprex khoảng 25%. Nếu hemoglobin vượt quá 14 g/dl, hãy tạm ngưng điều trị cho đến khi hemoglobin giảm xuống 12 g/dl và rồi lập lại điều trị Eprex với liều thấp hơn 25% so với liều trước đó. Nhu cầu tiếp tục liệu pháp Eprex nên được đánh giá lại một cách định kỳ, ví dụ như sau khi hoàn thành liệu pháp. Tình trạng sắt nên được đánh giá trên tất cả bệnh nhân trước và trong điều trị. Việc bổ sung sắt nên được thực hiện khi cần thiết. Các nguyên nhân khác của thiếu máu nên được loại trừ trước khi tiến hành điều trị bằng Eprex (xem Thận trọng lúc dùng).

Bệnh nhân nhiễm HIV, được điều trị Zidovudine

Người ta khuyến cáo nồng độ erythropoietin huyết thanh nội sinh nên được xác định trước khi bắt đầu điều trị bằng Eprex. Dữ liệu sẵn có cho thấy những bệnh nhân có nồng độ erythropoietin huyết thanh nội sinh > 500 mU/ml thì thường không đáp ứng với liệu pháp Eprex.

- Giai đoạn chữa trị: 100 UI/kg, 3 lần mỗi tuần tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch trong thời gian 8 tuần. Nếu sự đáp ứng không được như ý (nhu cầu truyền máu giảm do hemoglobin tăng) sau 8 tuần điều trị, liều Eprex có thể được tăng lên. Việc tăng liều nên được thực hiện theo từng mức tăng 50-100 IU/kg, tiêm 3 lần mỗi tuần ở các khoảng thời gian ít nhất 4 tuần. Nếu bệnh nhân đã không có được sự đáp ứng đầy đủ với Eprex ở liều 300 IU/kg, 3 tuần mỗi lần, thì thường họ cũng không có được sự đáp ứng ở liều cao hơn.

Giai đoạn duy trì: Sau khi đã đạt được sự đáp ứng như mong muốn, liều dùng nên được điều chỉnh để’ duy trì hematocrit giữa 30-35%, dựa trên các yếu tố' như các liều zidovudine khác nhau, sự hiện diện của nhiễm trùng gian phát hoặc các giai đoạn viêm. Nếu hematocrit vượt quá 40%, nên tạm ngưng điều trị cho tới khi hematocrit giảm đến 36%. Khi việc điều trị có thể’ bắt đầu lại, liều dùng nên được giảm khoảng 25% và rồi điều chỉnh lại liều để’ duy trì mức hematocrit mong muốn. Tinh trạng sắt nên được đánh giá cho tất cả bệnh nhân trước và trong khi điều trị và việc bổ sung sắt nên được thực hiện khi cần thiết. Các nguyên khác gây thiếu máu nên được loại trừ trước khi bắt đầu liệu pháp Eprex (xem phần Thận trọng lúc dùng).

Bệnh nhân phẫu thuật người lớn trong chương trình tiền hiến máu tự thân

Tất cả những chống chỉ định trong chương trình hiến máu tự thân nên được tuân thủ ở những bệnh nhân đang được điều trị bổ sung Eprex. Eprex nên được tiêm 2 lần mỗi tuần trong 3 tuần trước khi phẫu thuật nếu khoảng thời gian tiền hiến máu tiền phẫu thuật cho phép. Ở mỗi lần bệnh nhân hiến máu, 1 đơn vị máu được lấy ra và dự trữ cho việc truyền máu tự thân nếu bệnh nhân có hematocrit ≥ 33% và/hoặc hemoglobin ≥ 11g/dl. Liều điều trị được khuyến cáo là 600 lU/kg, tiêm tĩnh mạch 2 lần mỗi tuần. Đối với những bệnh nhân có nhu cầu kích thích tạo máu ở mức độ ít hơn, liều điều trị 150-300 lU/kg, tiêm tĩnh mạch 2 lần mỗi tuần đã cho thấy làm tăng hiệu quả tiền hiến máu tự thân và làm giảm sự sụt giảm hematocrit sau lấy máu. Tình trạng sắt nên được đánh giá trên tất cả bệnh nhân trước khi điều trị bằng Eprex. Nếu có tình trạng thiếu sắt xảy ra, bệnh nhân nên được điều trị bổ sung sắt trước khi được cho phép tham gia chương trình hiến máu tự thân. Ở những bệnh nhân thiếu máu, nguyên nhân gây ra thiếu máu nên được tìm ra trước khi bắt đầu liệu pháp Eprex. Việc bổ sung sắt đầy đủ (ví dụ: ít nhất 200 mg sắt nguyên tố’ uống mỗi ngày) được đòi hỏi bắt đầu ngay khi có thể’ và nên tiếp tục trong suốt quá trình điều trị.

Hướng dẫn sử dụng

Tiêm dưới da: Thể tích Thuốc lớn nhất cho mỗi vị trí tiêm nên là 1 ml. Nếu thể tích Thuốc lớn hơn, nên dùng nhiều vị trí tiêm. Nên tiêm ở các chi hay ở thành bụng trước.

Tiêm tĩnh mạch: nên tiêm Eprex chậm ít nhất từ 1-5 phút, đặc biệt cho những bệnh nhân có các triệu chứng giống cúm. Ở các bệnh nhân thẩm phân máu, nên tiêm Thuốc vào kim fistula lúc hoàn thành lượt thẩm phân. Để tráng rửa đường ống và bảo đảm việc tiêm Thuốc vào hệ tuần hoàn được hoàn hảo, sau khi tiêm Eprex, nên tiêm thêm 10 ml dung dịch muối đẳng trương. Không nên dùng Eprex truyền tĩnh mạch hoặc trộn lẫn với các Thuốc khác.

Tính tương kỵ

Không được hòa tan hoặc chuyển sang bất cứ vật chứa nào khác. Không được dùng kết hợp với dung dịch Thuốc khác.

Bảo quản

Bảo quản ở 2-80C. Không để đông lạnh hoặc lắc mạnh và phải bảo vệ tránh ánh sáng mặt trời. Vì Eprex không có chất bảo quản nên ống tiêm có sẵn Thuốc chỉ nên sử dụng 1 lần.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/e/eprex/)
Từ khóa: eprex

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY