Chấn thương chỉnh hình - Cột sống hôm nay

Chuyên khoa chuyên khám và điều trị các bệnh lý về chấn thương gồm gãy xương và trật khớp, các bệnh lý về chỉnh hình gồm các phẫu thuật cần chỉnh hình, các dị dạng bẩm sinh. Ví dụ như dị tật chi trên, dị tật thừa ngón cái bẩm sinh, bàn chân khoèo, trật khớp háng bẩm sinh…. Ngoài ra, còn bao gồm các bệnh lý về xương khớp: điều trị chỉnh hình cho bệnh thấp khớp ở trẻ em, cốt tủy viêm, u xương và phần mềm…., một số sang chấn thể thao như tổn thương các dây chằng, mất chức năng khớp vai, teo cơ…

Gai cột sống và những quan niệm sai lầm trong điều trị

Gai xương là các mỏm xương mọc ra phía ngoài và hai bên của cột sống, hậu quả của sự lắng đọng canxi ở bờ đốt sống hoặc ở dây chằng đốt sống.
gai cột sống thường gặp ở người tuổi từ 40 trở lên. Nam bị nhiều hơn nữ. Ở nam giới phần lớn là do lao động nặng. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống. Gai thường mọc ở mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Gai thường xuất hiện ở đốt sống cổ và thắt lưng, vì hai bộ phận này hoạt động nhiều nhất, nên dẫn đến tình trạng khớp thoái hóa nhanh.

gai cột sống có thể dẫn đến tàn phế

Nhiều người có gai xương chỉ tình cờ phát hiện ra khi chụp Xquang do đi khám một bệnh khác. Tuy nhiên, 40% những trường hợp gai có biểu hiện lâm sàng, khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh. Với người bị gai đốt sống cổ triệu chứng đầu tiên là đau cổ, đau vai gáy, nhức đầu, đau lan xuống tay thậm chí đến các ngón tay. Với người bị gai đốt sống thắt lưng thì đau thắt lưng, đau hông, đau có thể xuống chân theo kiểu đau thần kinh tọa. Đau làm hạn chế vận động cổ, vai, thắt lưng. Dần dần, cơ bắp yếu đi, đặc biệt là ở tay và chân. Bệnh nhân có dáng đi vẹo vọ hoặc lưng còng xuống. Một số ít các trường hợp, chèn ép thần kinh nặng gây bí tiểu, táo bón, đại tiểu tiện không tự chủ, bệnh nhân trở nên tàn phế, thậm chí có thể Tu vong. Đó là biến chứng nặng cần phải được phát hiện và điều trị nhanh chóng.

Điều trị bằng cách nào?

Nếu có gai nhưng không gây đau thì không điều trị. Xu hướng điều trị của bệnh gai cột sống là điều trị bảo tồn, và sẽ cắt bỏ gai khi thật cần thiết. Cần phát hiện và điều trị là nguyên nhân gây ra gai cột sống. Đầu tiên, người bệnh phải nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, giảm áp lực lên các vùng bị đau. Có thể dùng nẹp cổ, đai lưng... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh. Bác sĩ sẽ cho dùng Thu*c để khống chế đợt đau cấp của bệnh. Thường dùng các Thu*c giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ, tiêm cạnh cột sống bằng Thu*c chống viêm steroid. Ngoài ra cần điều trị hỗ trợ giúp giảm đau và tăng vận động như mát-xa, châm cứu, vật lý trị liệu. Hồng ngoại, điện xung, điện dẫn Thu*c, siêu âm dẫn Thu*c thường có kết quả tốt. Sau khi bệnh nhân qua cơn đau cấp cần tập phục hồi chức năng vận động. Điều trị phẫu thuật là biện pháp cuối cùng khi người bệnh bị đau nghiêm trọng, mạn tính, có chèn ép vào tủy, chèn ép các rễ thần kinh ở cột sống gây nên rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác, liệt.

Tránh những quan niệm sai lầm về điều trị gai cột sống

Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này. Nhưng thực tế không hề có chỉ định và không thể mổ cắt gai cột sống. Xu hướng điều trị gai cột sống là bảo tồn. Không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ, vì quá trình hình thành gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm. Khi mắc gai cột sống nhiều người có suy nghĩ không nên ăn thực phẩm giàu canxi để hạn chế sự phát triển thêm gai. Đây là quan điểm sai lầm, vì ăn đủ lượng canxi trong thực phẩm không ảnh hưởng đến bệnh, không làm gai mọc nhiều hơn. Hoặc một số người cho rằng nên ăn thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu. Trên thực tế lượng canxi trong máu được cơ thể kiểm soát rất chặt chẽ, không để tăng lên quá mức hoặc giảm quá mức. Bổ sung muối ăn không có tác dụng điều trị gai xương mà thậm chí có thể ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, góp phần gây tăng huyết áp, phù, làm thận phải làm việc quá sức để thải lượng muối thừa ra khỏi cơ thể.

Phòng ngừa gai cột sống thế nào?

Trước tiên, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ canxi, vitamin D, C, K, E, muối khoáng đồng, kẽm mang gan, magie. Tăng cường ăn rau quả, hạn chế chất béo nhất là mỡ động vật. Không hút Thu*c. Duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh thừa cân béo phì. Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng, vận động các phần cột sống về tất cả các hướng. Buổi sáng tiến hành các bài tập thở khoảng 10-15 phút. Tránh hoặc hạn chế các tư thế lao động nguy hiểm, không mang vác nặng. Lao động hợp lý xen kẽ với nghỉ ngơi, dùng ghế ngồi có tựa lưng.

PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/gai-cot-song-va-nhung-quan-niem-sai-lam-trong-dieu-tri-n114186.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY