Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Gần 1.200 người thiệt mạng sau 1 ngày, chuyên gia cảnh báo người Mỹ cần chuẩn bị sẵn sàng tinh thần cho cú sốc sắp tới

MangYTe - Đến 7h50 sáng nay 6/4 (giờ Việt Nam), Mỹ ghi nhận thêm 25.316 ca nhiễm mới và 1.165 người Tu vong trong 24 giờ qua. Tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đang tiến gần đến con số 1,3 triệu và sắp chạm ngưỡng 70.000 người Tu vong vì đại dịch này.

Thế giới gần 1,3 triệu người nhiễm COVID-19, Mỹ chuẩn bị tinh thần cho cú sốc sắp tới

Tính tới 7h50 sáng 6/4 (theo giờ Việt Nam), trên toàn thế giới có 1.272.860 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 69.424 ca Tu vong, có 262.217 bệnh nhân đã bình phục và 45.619 trường hợp đang nguy kịch. Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến 208 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đáng lo ngại là biểu đồ cả về số ca mắc mới và Tu vong vì COVID-19 trên toàn thế giới gần như lao thẳng đứng suốt từ giữa tháng 3 đến nay và dự báo sẽ còn tiếp tục vì một số nước sắp bước vào đỉnh dịch như Mỹ, Anh.

Mỹ đang là tâm dịch của thế giới với 336.673 ca nhiễm và 9.616 ca Tu vong do COVID-19. Trong vòng 24h tính tới 7h30 sáng 6/4, nước Mỹ đã chứng kiến 1.165 người thiệt mạng và ghi nhận thêm tới 25.316 người nhiễm mới.

Nhân viên cấp cứu chuyển bệnh nhân tại Bệnh viện Shawnee, Oklahoma, Hoa Kỳ. (Ảnh: Reuters)

Hai cố vấn y tế cao cấp của Mỹ đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ cho tình hình dịch bệnh tại quốc gia này. Bác sỹ Jerome Adams, Tổng Giám đốc Phẫu thuật của Mỹ nhận định tuần tới tình hình sẽ kinh khủng như thời điểm cuộc Kh*ng b* 11/9 trước đây. Trong khi đó, bác sỹ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia các bệnh Dị ứng và Truyền nhiễm lên tiếng kêu gọi người Mỹ cần chuẩn bị sẵn sàng tinh thần cho cú sốc sắp tới.

Theo bác sỹ Fauci, những chậm trễ xử lý tình hình lúc dịch mới bùng phát nên dù hiện nay đã kiểm soát được số bệnh nhân mới thì tình trạng nhiều người ử vong sẽ vẫn xảy ra trong một vài tuần tới. Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố Mỹ đang phải chuẩn bị cho hai tuần sắp tới có thể là “đỉnh dịch” và là thời điểm “rất, rất đau thương” của quốc gia này.

Tây Ban Nha chính thức vượt lên đứng thứ hai sau Mỹ về tổng số người nhiễm COVID-19. Đến sáng nay, quốc gia này ghi nhận 131.646 người nhiễm (tăng 5.478) và 12.641 người Tu vong (tăng 694). Số người Tu vong tại Tây Ban Nha cao hơn cả Mỹ, đứng sau Italy.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện Octubre, Tây Ban Nha ngày 2/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Italy đã ghi nhận số ca Tu vong do virus SARS-CoV-2 ở mức thấp nhất trong 2 tuần qua và số lượng bệnh nhân cần điều trị tích cực tiếp tục giảm ngày thứ 2 liên tiếp. Theo số liệu của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy công bố, đến thời điểm này, Italy ghi nhận thêm 4.316 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 128.948 trường hợp. Số ca Tu vong tăng lên 15.887 trường hợp (tăng 525 ca). Số ca hồi phục tăng lên 21.815 ca (tăng 819 ca).

Tại Đức, số liệu của Viện nghiên cứu Robert Koch cho thấy số ca nhiễm mới đã giảm 3 ngày liên tiếp. Tới rạng sáng 6/4, số ca mắc bệnh tại Đức là 100.024, với 3.932 ca mới; trong khi số ca Tu vong là 1.576, tăng 132 trường hợp so với 1 ngày trước đó.

Tính đến sáng nay, Pháp đã xác nhận 8.078 người Tu vong vì dịch COVID-19 tại nước này, bao gồm 5.889 ca trong bệnh viện và 2.189 ca tại các viện dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội khác. Trong 24h qua, Pháp ghi nhận 518 trường hợp Tu vong và 2.886 ca nhiễm mới. Tổng số người nhiễm COVID-19 trên toàn nước Pháp là 92.893.

Chính quyền và các chuyên gia y tế kêu gọi người dân Pháp hết sức thận trọng, tuân thủ các quy định về vệ sinh và tiếp tục ở nhà. Trước mắt, lệnh han chế đi lại tại Pháp có hiệu lực đến ngày 15/4 tới.

Bộ Y tế Anh cho biết, nước này đã ghi nhận thêm 621 ca Tu vong do virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân Tu vong lên 4.934 người. Các cơ quan y tế của Anh đã xét nghiệm tổng cộng 195.524 người, trong đó có 47.806 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phải nhập viện do tiếp tục xuất hiện các triệu chứng dai dẳng của bệnh COVID-19, sau 10 ngày tự cách ly tại nhà vì bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Thủ tướng Johnson hiện vẫn điều hành chính phủ mặc dù ông Dominic Raab - Ngoại trưởng kiêm Bộ trưởng đứng đầu trong nội các chính phủ, được cho là sẽ thay quyền điều hành chính phủ nếu như tình trạng bệnh của Thủ tướng Johnson xấu đi.

Châu Á đang đà tăng, Đông Nam Á kìm chế được dịch bệnh COVID-19

Tại châu Á, Iran - điểm nóng về dịch bệnh của khu vực, trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 151 ca Tu vong do nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca Tu vong lên 3.603 ca. Số ca mắc COVID-19 tại Iran đã tăng 2.483 ca lên 58.226 ca.

Tại Hàn Quốc, để góp phần nâng cao hiệu quả biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan, chính phủ nước này đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội tới hết ngày 19/4 tới. Hàn Quốc sáng nay ghi nhận số ca nhiễm mới ngày thứ 24 liên tiếp ở mức dưới 100 ca, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 10.237 ca, tỷ lệ khỏi bệnh tăng đều từng ngày trong khi số ca nhiễm từ nước ngoài vẫn tiếp tục tăng.

Hàn Quốc đã kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. (Ảnh: THX/TTXVN)

Nhật Bản, Bộ Y tế thông báo số ca mắc COVID-19 trên cả nước đã lên tới 3.654 ca, tăng 515 ca so với một ngày trước đó. Quốc gia này cũng ghi nhận thêm 8 người Tu vong, nâng tổng số ca Tu vong lên 85 người.

Trong khi đó tại Ấn Độ đã tăng lên 3.588 ca dù đã áp đặt lệnh hạn chế đi lại trong 3 tuần, Chính phủ Ấn Độ đã ra lệnh hạn chế xuất khẩu phần lớn các bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Tại khu vực Đông Nam Á, tính tới rạng sáng 6/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có tổng cộng 13.182 ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 636 ca mới.

Dịch bệnh cũng đã cướp đi sinh mạng của 442 người ở khu vực này, song khu vực ASEAN cũng chứng kiến số người nhiễm bệnh được điều trị thành công tăng mạnh, với 2.351 trường hợp khỏi bệnh.

Trong vòng 24h qua, có 5 nước ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới nhiều nhất khu vực lần lượt là Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Indonesia. Philippines là quốc gia có số ca Tu vong trong ngày nhiều nhất khu vực (8 người).

Các nước thành viên ASEAN còn lại thể hiện những nỗ lực tuyệt vời trong việc kiềm chế và ứng phó với dịch bệnh. Sáu nước gồm Việt Nam, Lào, Myanmar, Brunei, Campuchia và Timo Leste chỉ ghi nhận thêm có 2 ca nhiễm bệnh mới. Tại các nước này, tới hết ngày 5/4, cũng mới chỉ có 2 ca Tu vong vì virus SARS-CoV-2.

Dịch bệnh gia tăng căng thẳng tại Châu Mỹ và châu Phi

Tại châu Mỹ, Bộ Y tế Brazil cảnh báo thủ đô Brasilia và các bang Ceara, Amazonas, Rio de Janeiro và Sao Paul có thể chuyển từ giai đoạn lây nhiễm cộng đồng sang giai đoạn bùng phát dịch bệnh "mất kiểm soát" vì những vùng này đang có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn cả. Hiện "xứ sở Samba" đã ghi nhận 11.130 ca tính với virus, trong đó có 486 trường hợp Tu vong, tăng 41 ca so với một ngày trước.

Cùng ngày, Bộ Y tế Mexico dự báo số ca mắc bệnh và Tu vong do COVID-19 sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tiếp theo và đỉnh dịch tại Mexico sẽ diễn ra vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Tới nay, Mexico đã xác nhận 1.890 ca COVID-19, với 79 trường hợp Tu vong.

Tại châu Phi, dịch COVID-19 đã lan rộng tới 50 quốc gia châu Phi, trong đó các trường hợp nhiễm bệnh cao nhất được ghi nhận tại Nam Phi (với 1.585 ca), Algeria (1.171) và Ai Cập (1.070). Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi cho biết số ca Tu vong do virus SARS-CoV-2 tại lục địa này đã chạm mốc 360, đồng thời số trường hợp nhiễm chủng virus nguy hiểm này cũng tăng lên 8.536.

Chỉ riêng trong vòng 24 giờ, qua số trường hợp mắc COVID-19 tại châu Phi đã tăng thêm 795 trường hợp, từ mức 7.741 lên 8.536. Trong khi đó, số ca Tu vong tăng tương ứng từ 313 lên 360.

Hiện Liên minh châu Phi, thông qua CDC châu Phi, đã kích hoạt Trung tâm Hoạt động Khẩn cấp và Hệ thống Quản lý Sự Cố (IMS) để xử lý sự bùng phát của dịch COVID-19 trên toàn châu lục. CDC châu Phi cũng đã lên kế hoạch hành động thứ ba trong giai đoạn từ 16/3 đến 15/4.

H.Anh (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/gan-1200-nguoi-thiet-mang-sau-1-ngay-chuyen-gia-canh-bao-nguoi-my-can-chuan-bi-san-sang-tinh-than-cho-cu-soc-sap-toi-20200405224341801.htm)

Tin cùng nội dung

  • Con tôi bị bệnh u tuyến thượng thận đã đi chụp phim và BS chỉ định phải mổ. Cho tôi hỏi hiện tại BHYT của con tôi ở Trung tâm cấp cứu 115, nếu tôi muốn đưa cháu đến mổ và điều trị tại BV Nội tiết tố TW hoặc BV Việt Đức thì phải BHYT hỗ trợ được bao nhiêu? Chi phí cho 1 ca mổ là bao nhiêu? Mong sớm được hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thu Anh - Hà Nội)
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY