Số F0 nặng và nguy kịch hôm nay tăng thêm 162 ca so với hôm qua, là một trong những ngày ghi nhận số tăng nhiều nhất, theo số liệu của CDC. Chính quyền thành phố đang nỗ lực huy động nhiều biện pháp để giảm F0 nặng, Tu vong.
Thời gian qua, bên cạnh những trung tâm hồi sức tích cực (icu) tuyến cuối nâng công suất điều trị, các bệnh viện dã chiến cũng gấp rút tăng số lượng giường oxy, máy móc điều trị bệnh nhân nặng.
Bệnh viện Dã chiến số 8 do Bệnh viện Bình Dân và Bệnh viện Thống Nhất phụ trách, hoạt động từ ngày 20/8, chuyển từ chức năng thu dung F0 không triệu chứng và nhẹ sang tập trung chuyên sâu vào điều trị những bệnh nhân triệu chứng từ trung bình tới nặng.
Nhiều y bác sĩ chuyên ngành cấp cứu, hồi tỉnh, hồi sức, nội khoa được tăng cường đến đây để thiết lập và vận hành khu Hồi sức cấp cứu điều trị cho F0 diễn tiến nặng. Khu điều trị đặc biệt này với hơn 200 giường luôn tất bật không ngưng nghỉ với các hệ thống oxy cao áp, các máy trợ thở oxy dòng cao, máy thở chức năng cao. Nhờ thế, trong số hơn 10.000 xuất viện tại đây, có nhiều bệnh nhân béo phì, lớn tuổi, bệnh nền phức tạp, bệnh lý tiết niệu và tổng quát...
Bác sĩ lê hoàng văn, điều trị cho người bệnh tại khu r3, bệnh viện dã chiến số 8, cho biết do diễn tiến lâm sàng covid-19 rất bất ngờ, người bệnh có thể nhanh chóng rơi vào khó thở. các bác sĩ tại đây đã kết nối người bệnh với y bác sĩ qua đường dây nóng, nhóm chat trực tuyến hoạt động 24/24, giúp kịp thời phát hiện và ứng cứu, xử trí sớm người bệnh chuyển nặng.
Bác sĩ Văn khuyên F0 không nên có tâm lý chủ quan. Thực tế tại bệnh viện ghi nhận nhiều F0 vào viện trong tình trạng khỏe mạnh nên không chú ý, thậm chí kém hợp tác với bác sĩ trong việc theo dõi tình trạng bản thân. Đến khi bất ngờ hụt hơi, khó thở thì hoảng loạn nhờ đến những người bệnh chung phòng hỗ trợ và muốn được bác sĩ can thiệp kịp thời.
"Đây là lưu ý quan trọng cho những người bệnh muốn được ở một mình ở căn hộ tách biệt", bác sĩ Văn chia sẻ. Chính những F0 khác chung phòng cũng đóng vai trò hỗ trợ kịp thời, tại chỗ và nhiệt tình để ứng cứu người bệnh trở nặng. Với diễn tiến bệnh có thể xoay chuyển bất ngờ, từ có triệu chứng nhẹ sang khó thở nhanh chóng thì việc ở một mình trong căn hộ riêng có thể bỏ mất thời gian vàng.
Các bác sĩ tại đây nhớ rất rõ trường hợp nam bệnh nhân 29 tuổi, béo phì - yếu tố nguy cơ trở nặng của Covid-19, nhưng bất hợp tác với bác sĩ vì khi nhập viện vẫn khỏe mạnh. Đến khi thở khó, viêm phổi do bệnh chuyển nặng, anh được các y bác sĩ cứu sống. Trước khi xuất viện, anh đã gửi lên nhóm điều trị vì "ban đầu nông nổi không chịu nghe lời hướng dẫn", đồng thời cảm ơn các bác sĩ "đã đưa em từ cõi ch*t trở về".
Khu hồi sức cấp cứu điều trị bệnh nhân nặng tại bệnh viện dã chiến số 8. ảnh: bệnh viện cung cấp.
Tại Bệnh viện Dã chiến số 12 do Bệnh viện Da liễu phụ trách, ngày 22/8 đang điều trị 40 bệnh nhân nặng tại khu cấp cứu ở tầng trệt, còn lại là bệnh nhân thở oxy trên các khu lâm sàng. Số trường hợp thở oxy thường dao động khoảng 50-70 người.
Bác sĩ phạm đăng trọng tường, giám đốc bệnh viện dã chiến số 12, cho biết ban đầu thiết lập 30 họng oxy, sau đó tăng lên 40 và đang nỗ lực nâng lên 100 họng, bởi "oxy là vấn đề sống còn khi bệnh nhân khó thở". dự kiến, ngày mai bệnh viện sẽ lắp bồn oxy để đảm bảo nhu cầu oxy, góp phần cứu sống thêm nhiều bệnh nhân.
"Nhiều F0 trở nặng rất nhanh, y bác sĩ phải thay đổi chiến lược đánh chặn từ xa, tăng cường phối hợp nhiều biện pháp để phát hiện, xử trí sớm, tránh để bệnh nhân diễn tiến nặng", bác sĩ Tường nói. Nơi này được chuyển đổi từ khu tái định cư Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, tiếp nhận bệnh nhân từ ngày 21/7 với hơn 4.400 bệnh nhân, trong đó gần 2.800 trường hợp đã xuất viện.
Bệnh viện dã chiến số 3 cũng vừa nâng công suất phòng cấp cứu và hồi sức với số giường thở oxy từ 25 dần lên khoảng 100 giường.
Ngày 21/8, Bệnh viện dã chiến Củ Chi số 1 hoạt động, sau hơn 10 ngày chuyển đổi từ một trường tiểu học, với quy mô ban đầu 200 giường, trong đó có 100 giường dành cho cấp cứu các trường hợp F0 chuyển nặng. Nơi này được trang bị hệ thống oxy lỏng, máy thở, máy tạo oxy, giường điều trị và các trang thiết bị đảm bảo việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.
Từ ngày 27/4 đến sáng nay, hơn 174.000 ca covid-19 tại tp hcm được bộ y tế công bố. trong số bệnh nhân đang điều trị hôm nay, có hơn 2.100 trẻ em dưới 16 tuổi. gần 88.000 người xuất viện, kể từ đầu năm. hơn 20.000 f0 cách ly tại nhà ngày từ đầu và hơn 20.300 f0 sau xuất viện về theo dõi tại nhà.
Ngày 21/8, thành phố ghi nhận 307 trường hợp Tu vong, nâng tổng số Tu vong từ đầu năm đến nay lên 6.349, theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM.
Từ 0h ngày 23/8, tp hcm tăng cường biện pháp chống covid-19 với yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố với tổ dân phố...
Các bệnh viện đang lâm vào cảnh thiếu trang thiết bị y tế và phòng hộ khi ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch". Xem chi tiết tại đây.
Chủ đề liên quan:
bệnh nhân covid-19 nặng bệnh viện dã chiến khám chữa bệnh tp hcm tuyến đầu chống dịch