Người đàn ông tên ma, cùng em trai thay phiên chăm sóc mẹ già ở tỉnh thiểm tây nhiều năm nay. nhưng người anh trở nên bực bội kể từ khi bà bị ngã tháng 11 năm ngoái và nằm liệt giường, tiểu són. một hôm, đứa con đưa mẹ lên xe và đẩy vào rừng.
Người mẹ sống sót diệu kỳ suốt ba ngày, đến khi cảnh sát đào ngôi mộ và đưa bà ra hôm 5/5. Đứa con bị buộc tội mưu sát.
Kém may mắn hơn, một cụ bà khuyết tật, 83 tuổi, sinh sống tại tỉnh miền đông Giang Tô, qua đời do bị người giúp việc làm ngạt thở.
Đây là hai trường hợp điển hình, làm nổi bật những thách thức trong xã hội hiện đại trung quốc, khi các gia đình phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm mà không tìm được người chăm sóc cho cha mẹ. trong bối cảnh dân số già hóa, tỷ lệ sinh thấp, gia đình ít con, người trẻ tập trung cho sự nghiệp hơn kết hôn, số lượng người cao tuổi ngày càng tăng trong khi viện dưỡng lão thiếu hụt nguồn nhân lực lành nghề.
Giáo sư Wu Bei, trường Điều dưỡng Rory Meyers, Đại học New York, cho biết khoảng 85% người dân giữ lối sống truyền thống là tự phụng dưỡng người già. Điều này ngày càng trở nên khó khăn vì những thay đổi trong cơ cấu dân số, di cư và xu hướng đi làm thay vì ở nhà nội trợ của phụ nữ.
Gánh nặng này sẽ ngày càng tăng. Cuối năm 2019, Trung Quốc có hơn 253 triệu người từ 60 tuổi trở lên, tương đương 18% dân số, tăng 5% so với năm 2010. Đây trở thành một trong những nước có tốc độ già hóa nhanh nhất.
Nhiều người cần được chăm sóc mỗi ngày. cuối năm 2018, uỷ ban y tế quốc gia cho biết khoảng 44 triệu người cao tuổi trung quốc không đủ khả năng tự sinh hoạt, ở mức độ khác nhau. tuy nhiên, chỉ có xấp xỉ hai triệu người sống trong viện dưỡng lão, theo số liệu của cơ quan phụ trách các vấn đề dân sự.
Do ảnh hưởng từ nền văn hóa nho giáo, người dân có thói quen phụng dưỡng cha mẹ khi về già. ma lifen, 78 tuổi, sinh sống ở thượng hải, cho rằng vào viện dưỡng lão khiến bà liên tưởng đến việc chờ ch*t.
"không có bạn bè, chẳng có nhiều người trẻ tuổi. tôi sẽ không vào đó trừ khi không tự chăm sóc được bản thân hoặc hoàn toàn bị bỏ lại một mình. các gia đình tứ đại đồng đường từ lâu được coi như phước lành ở trung quốc. dù ngày nay, chúng có phần thu nhỏ lại, tôi vẫn hy vọng sẽ dành những năm tháng cuối đời với con cái", bà nói.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nhân lực có khả năng chăm sóc chuyên nghiệp cho người già là một vấn đề. hu xinyan, giáo viên tại một trường điều dưỡng ở tỉnh chiết giang, cho biết sinh viên tốt nghiệp thường thích làm việc trong bệnh viện hơn trung tâm dưỡng lão, bởi không chịu được khối lượng công việc cao, lương thấp, môi trường làm việc gò bó và ít cơ hội phát triển sự nghiệp.
"mặt khác, các viện dưỡng lão có ít y tá quá. tôi nghĩ những cơ sở này cần người chuyên nghiệp", cô bổ sung.
Yu jianliang, cục trưởng chăm sóc người cao tuổi tại bộ dân sự, cho biết hồi tháng 3, toàn bộ 40.000 viện dưỡng lão trên khắp cả nước chỉ có 370.000 nhân viên. nghĩa là trung bình một y tá phải trông nom 10 người già.
Trong nỗ lực khuyến khích công dân làm việc ở lĩnh vực này, năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã bỏ chế độ 9 năm đào tạo bắt buộc. Bên cạnh đó, họ mở rộng quy mô kiểm tra kỹ năng, vốn chỉ yêu cầu tại các viện dưỡng lão, sang nhân viên làm việc tại nhà hoặc các cộng đồng dân cư.
Giáo sư Wu Bei cho rằng nước này nên phát triển hệ thống giám sát chất lượng, bổ sung quy trình chứng nhận cho những người giúp việc gia đình. Đây là cách để bảo vệ người già và cả người chăm sóc, ngăn ngừa bạo hành, lạm dụng.
Chủ đề liên quan:
Câu chuyện sức khỏe cha mẹ chăm sóc chăm sóc lão khoa chăm sóc người già ghi nhận mẹ già người cao tuổi viện dưỡng lão